Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Người già cô đơn và những vấn đề đặt ra trong hệ thống an sinh xã hội

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Trong hệ thống an sinh xã hội của bất kỳ quốc gia nào, an sinh tuổi già luôn giữ vị trí đặc biệt quan trọng. Xuất phát từ thực tế đó mà nghiên cứu "Người già cô đơn và những vấn đề đặt ra trong hệ thống an sinh xã hội" đã được thực hiện. | Xã hội học số 1 - 1993 23 Người già cô đơn và những vấn đề đặt ra trong hệ thống an sinh xã hội MẠC TUẤN LINH Trong hệ thống an sinh xã hội của bất kỳ quốc gia nào an sinh tuổi già luôn giữ vị trí đặc biệt quan trọng. Để xây dựng chính sách xã hội cho người già cần hiểu biết về đặc tính nhân khẩu cơ cấu xã hội và vai trò của lớp người này trong cộng đồng và xã hội đồng thời phải tìm hiểu tâm tư tình cảm và nguyện vọng của họ trong cuộc sống. Bài viết này đề cập đến một bộ phận trong lớp người già đó là những người già cô đơn. Theo kết quả Tổng điều tra dân số 1989 nam giới từ 60 tuổi trở lên có trên 1 9 triệu người trong đó gần 300 ngàn cụ đã góa vợ. Nữ giới từ 55 tuổi trở lên có trên 3 7 triệu người trong đó hơn 1 4 triệu cụ góa chồng. Tổng số người già ở Việt Nam chiếm khoảng 8 5 dân số. Trong số người già theo thống kê chưa đầy đủ cả nước có khoảng 150 ngàn cụ già cô đơn. Ở đây cũng phải nói thêm về khái niệm người già cô đơn. Theo quan niệm đang được sử dụng người già cô đơn là những người cao tuổi hết một phần hay toàn bộ khả năng lao động không có nguồn thu nhập ổn định không có nơi nương tựa ở người thân như vợ hoặc chồng con cái cháu chắt v.v. Theo chúng tôi trong điều kiện hiện nay khái niệm về người già cô đơn cần hiểu rộng hơn. Đó là những người già đã hết tuổi lao động vì lý do này hoặc lý do khác phải sống một mình hoặc tuy sống dựa vào người thân nhưng vẫn bị cô đơn thiếu thốn hoặc về vật chất hoặc về tinh thần cần được sự trợ giúp nhất định của xã hội. Cùng với sự già đi của dân số số người già cô đơn ở nước ta cũng tăng lên đáng kể. So với 1984 năm 1991 số người già cô đơn tăng lên 1 15 lần. Người già cô đơn phân bố không đồng đều ở các vùng. Nếu như ở các vùng đồng bằng sông Hồng Hà Nội Hải Hưng Nam Hà v.v. số người già cô đơn chiếm khoảng 0 21-0 23 dân số thì ở các tỉnh phía Bắc như Sơn La Cao Bằng Lai Châu v.v. tỷ lệ này chỉ dao động từ 0 07-0 09 dân số của từng địa phương. Cơ cấu người già cô đơn có sự thay đổi trong thời gian từ năm 1984 đến .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.