Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Đề tài nhằm mục tiêu nghiên cứu đặc điểm sinh thái học của loài Cẩm lai vú (Dalbergia oliveri) để làm cơ sở cho việc đề xuất các biện pháp kỹ thuật lâm sinh thích hợp để vừa bảo đảm mục đích bảo tồn nguồn gen, vừa mang lại thu nhập cho người dân, đồng thời làm giảm sự tác động của con người vào tài nguyên rừng. | ĐẶT VẤN ĐỀ Tài nguyên rừng ở Việt Nam đa dạng và phong phú. Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân khác nhau sức ép về gia tăng dân số nạn phá rừng bừa bãi nạn du canh du cư đô thị hoá . nên diện tích và chất lượng rừng nước ta bị suy giảm liên tục trong thời gian dài đặc biệt trong giai đoạn 1980-1985 trung bình mỗi năm chúng ta mất khoảng 235.000 ha rừng. Từ năm 1990 trở lại đây diện tích rừng liên tục tăng lên do nhận được nhiều sự quan tâm của các tổ chức trong và ngoài nước. Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn năm 2008 diện tích rừng toàn quốc là 13 2 triệu ha độ che phủ 38 7 47 . Mặc dù diện tích rừng tăng lên nhưng hiện nay tài nguyên rừng lại đang bị suy giảm về chất lượng đa dạng sinh học phá vỡ cân bằng sinh thái. Tình trạng săn bắt khai thác các loài động thực vật quý hiếm diễn ra phức tạp với tốc độ nhanh chóng là một trong các nguyên nhân chính làm cho số lượng các loài động thực vật trong sách đỏ Việt Nam tăng nhanh. Nguyên nhân chủ yếu của mất rừng là tác động thô bạo của con người làm vượt quá khả năng tự phục hồi của rừng. Ngoài ra cũng có những nguyên nhân liên quan tới tính không hợp lý của các biện pháp kỹ thuật lâm sinh hoặc những phát triển kinh tế xã hội phiến diện đã làm gia tăng những tác động tiêu cực đến rừng gây tổn thất đa dạng sinh học một cách nghiêm trọng dẫn đến sự tuyệt chủng của nhiều loài thực vật có giá trị như Cẩm lai vú Dalbergia oliveri Gamble ex Prain . Đây là thách thức lớn đòi hỏi chúng ta phải thay đổi nhận thức và hành động để đạt được sự phát triển bền vững. Cẩm lai vú Dalbergia oliveri là loài cây thân gỗ thuộc họ Đậu Fabaceae được sử dụng làm đồ gỗ từ rất lâu và có giá trị kinh tế cao. Đây là loài đặc hữu Đông Dương cho gỗ rất quý cứng thớ mịn dễ gia công mặt cắt nhẵn dễ đánh bóng ăn vecni được dùng để đóng đồ đạc cao cấp như giường tủ bàn ghế làm đồ mỹ nghệ trang trí và đồ tiện khảm. Trong tình hình hiện nay trồng rừng cây gỗ lớn bản địa là một biện pháp tích cực góp phần bảo tồn phát triển những loài .