Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Ga là kim loại có nhiệt độ nóng chảy thấp. Vì vậy, khi đưa Ga vào thay thế cho Ni trong LaNi5 thì Ga dễ chảy ra, bao bọc các hạt vật liệu, giúp chống ion hóa bề mặt vật liệu. Mặt khác, nếu ta nghiền thì khi nạp dung lượng, các hạt vật liệu không bị vỡ ra. Ngoài ra, nó làm tăng bề mặt tiếp xúc, khiến dung lượng nạp vào tăng. Trên cơ sở đó, một hướng nghiên cứu mới, đó là nghiền vật liệu cho đến khi hạt vật liệu chỉ còn cỡ submicromet và đồng thời pha tạp Ga để Ga bao bọc các lớp hạt chống sự ôxi hóa. Với tinh thần như vậy, đề tài ra đời. | Gần đây, các hiện tượng về hiệu ứng bề mặt của hợp chất liên kim loại đã được nghiên cứu. Nguời ta đã tìm ra được một số cơ chế chứng tỏ thành phần trên bề mặt khác với thành phần bên trong khối hợp kim [4,9,18]. Do năng lượng của bề mặt kim loại đất hiếm nhỏ hơn năng lượng bề mặt của kim loại 3d, làm cho nồng độ cân bằng trên bề mặt kim loại đất hiếm lớn hơn nồng độ bên trong khối. Đặc tính khác biệt trên bề mặt là hiện tượng phổ biến xảy ra mỗi khi các cấu tử cấu thành hợp kim có tính chất khác nhau. Trong quá trình hyđrô hóa luôn tồn tại ôxi hoặc nước như là tạp chất của hyđrô (nếu dùng phương pháp rắn khí) hoặc tồn tại trong môi trường phản ứng (nếu thực hiện bằng phương pháp thực nghiệm trong dung dịch). Các yếu tố đó dẫn đến việc hình thành các ôxit và hyđrôxit đất hiếm. Sự khác biệt về thành phần trên bề mặt và bên trong khối vật liệu, khả năng ôxi hóa của các kim loại đất hiếm làm cho bề mặt của các hợp chất liên kim loại sẽ giàu nguyên tố 3d. Vì vậy, ta có thể khảo sát quá trình hấp phụ hyđrô của hợp chất liên kim loại qua các nguyên tố 3d trên bề mặt vật liệu.