Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Góc nhìn khu vực về quan hệ Việt Nam – Nhật Bản thế kỷ XVII

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Sau khi được thành lập (1644), triều Mãn Thanh còn vướng bận với các xung đột ở vùng Đông Nam nên cũng chưa thể quan tâm đến Đại Việt. Trong khi đó, Nhật Bản mở rộng ảnh hưởng ra khu vực dưới chính sách đối ngoại cởi mở của Mạc Phủ Tokugawa. Quan hệ Việt Nam – Nhật Bản có điều kiện phát triển trong phần lớn thế kỷ XVII. Cùng tìm hiểu thêm về mối quan hệ của Việt Nam – Nhật Bản thế kỷ XVII trong bài viết sau đây. | Tạp chí Khoa học ĐHQGHN Khoa học Xã hội và Nhân văn Tập 30 Số 3 2014 1-13 Góc nhìn khu vực về quan hệ Việt Nam - Nhật Bản thế kỷ XVII Hoàng Anh Tuấn Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Đại học Quốc gia Hà Nội 336 Nguyễn Trãi Thanh Xuân Hà Nội Việt Nam Nhận ngày 07 tháng 8 năm 2014 Chỉnh sửa ngày 10 tháng 8 năm 2014 Chấp nhận đăng ngày 15 tháng 8 năm 2014 Tóm tắt Cách nhìn truyền thống nhấn mạnh Trung Quốc là đối tác thương mại thường xuyên và ảnh hưởng nhất đến Việt Nam tiền cận đại bởi trong dặm dài hình thành và phát triển dân tộc Việt thường xuyên bị láng giềng phương Bắc xâm lược cai trị và đồng hóa. Quan điểm này có thể đúng với phần lớn tiến trình lịch sử song không thực sự thuyết phục với trường hợp Đại Việt thế kỷ XVII khi triều Minh suy yếu dưới áp lực của người Mãn Châu nên không gây được thanh thế đối với Đại Việt. Sau khi được thành lập 1644 triều Mãn Thanh còn vướng bận với các xung đột ở vùng đông-nam nên cũng chưa thể quan tâm đến Đại Việt. Trong khi đó Nhật Bản mở rộng ảnh hưởng ra khu vực dưới chính sách đối ngoại cởi mở của Mạc Phủ Tokugawa. Quan hệ Việt Nam -Nhật Bản có điều kiện phát triển trong phần lớn thế kỷ XVII trong đó khoảng 3 thập niên đầu thông qua hoạt động trực tiếp của thương nhân Nhật và 7 thập niên sau gián tiếp qua vai trò của thương nhân Trung Quốc và Hà Lan. Từ khóa Việt Nam Nhật Bản cận đại sơ kỳ thương mại ngoại giao 1. Mở đầu Các nhà nghiên cứu lịch sử truyền thống có xu hướng nhìn nhận Trung Hoa là quốc gia có quan hệ mậu dịch lâu đời và ảnh hưởng hằng xuyên đến diễn trình lịch sử Việt Nam tiền cận đại bởi trong dặm dài lịch sử hình thành và phát triển Việt Nam thường xuyên bị xâm lược đô hộ đồng hóa và ảnh hưởng lâu dài bởi quốc gia láng giềng phương Bắc. Tuy nhiên những nghiên cứu gần đây cho thấy nhận định này dường như không hoàn toàn chính xác trên mọi khía cạnh và ở mọi thời điểm đặc biệt là với trường hợp bang giao và thương mại Đại Việt thế kỷ XVII 1 . Dưới áp lực mạnh mẽ từ người Mãn Châu triều Minh suy yếu .

TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.