Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Ảnh hưởng của việc cải cách chính sách lãi suất với phát triển kinh tế trình bày tổng quan về chính sách lãi suất của Việt Nam qua các thời kỳ, tính tất yếu khách quan phải cải cách chính sách lãi suất,. Mời các bạn tham khảo để nắm bắt nội dung cụ thể. | Ảnh hưỏng của việc cải cách chính sách lãi suất vói phát triển kinh tế rong nền kinh tế thị trường mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị tổ chức kinh tế và cá nhân đều chịu sự tác động của thị trường của các quy luật kinh tế quy luật giá trị quỹ luật cung cầu và quy luật cạnh tranh. Hoạt động kinh doanh tiền tệ của các tổ chức tín dụng cũng không năm ngoài sự tác động đố. Đây là tính tất yếu khách quari trong nền kinh tế thị trường. Sự phù hợp của các chính sách và cơ chế điều hành của Ngân hàng Nhà nước NHNN theo diễn biến thị trường theo tình hình phát triển kinh tế đặt trong những mục tiêu kinh tế chung của đất nước đã tạo điều kiện cho hoạt động ngân hàng ngày một phát triển trong đó chính sách điều hành lãi suất đã mang lại những hiệu quả nhất định. Ó Việt Nam chính sách lãi suất trải qua 4 giai đoạn và mỗi một giai đoạn cải cách đã có những tác động tích cực đến nền kinh tế. I. TỔNG QUAN VỂ CHÍNH SÁCH LÃI SUẤT CỦA VIỆT NAM QUA CÁC THỜI KỲ 1. Giai đoạn trước đổi mới Trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945 Ngân hàng Đông Dương vừa là Ngân hàng trung ương NHTU trên toàn khu vực Đông Dương Việt Nam Lào Campuchia vừa là Ngân hàng thương mại NHTM . Pháp coi Ngân hàng Đông Dương là một công cụ đắc lực phục vụ cho chính sách thuộc địa của Pháp và làm giàu cho tư bản Pháp. Vì vậy các chính sách lãi suất đều do Chính phủ Pháp quy định. Sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công tại Đại hội Đảng lần thứ II tháng 2 năm 1951 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc LÝ HOÀNG MAI lệnh số 15 SL để thành lập Ngân hàng Quốc gia Việt Nam. Đây là ngân hàng của Nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ỏ Đông Nam Á có nhiệm vụ thực hiện 5 mục tiêu cấp bách phát hành giấy bạc quản lý kho bạc thực hiện chính sách tín dụng để phát triển sản xuất phối hợp với mậu dịch để quản lý tiền tệ và đấu tranh tiền tệ với địch. Mục đích hoạt động của ngân hàng thời kỳ này là phục vụ kháng chiến kiến quốc. Chính vì vậy chính sách lãi suất thời kỳ này chưa được thực hiện. Sau chiến thắng mùa xuân năm 1975 cả .