Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Vài nét về viên mai và thuyết tính linh, tiếp nhận thuyết tính linh ở Nhật Bản, tiếp nhận thuyết tính linh ở Việt Nam,. là những nội dung chính trong bài viết "So sánh quá trình tiếp nhận thuyết tính linh của viên mai ở Nhật Bản và Việt Nam". để nắm bắt thông tin chi tiết. | phần nhiều xuất phát từ điền phu, khuê phụ, thế mà văn sĩ đời sau không theo kịp, ấy là vì nó chân thành. Những bài nhạc phủ, ca hành đời Hán Ngụy còn giữ được tình cảm chân thành ấy. Thế nhưng cũng từ đấy về sau, thơ bị thanh luật gò bó, bị âm vận giới hạn, người có tài thường lo về phóng túng, kẻ bất tài thường khổ về câu nệ, mà những gì phát ra từ cõi lòng đều không chân thật. Cho nên, tôi thường cho rằng cốt yếu về thơ có ba điều, bao gồm tình, cảnh, sự (việc). Tiếng trời kêu lên ở trong lòng, tình động nơi tâm cơ; nhãn căn tiếp xúc với bên ngoài, cảnh chạm vào ý; lấy việc xưa mà chứng minh việc nay, chép việc làm, thuật sự tích, việc luôn xét ở tiêu chuẩn thu nạp. Tuy tác giả không hoàn toàn giống nhau, nhưng đại khái đều không đi ra ngoài ba điều cốt yếu ấy. Trong đó, cần lấy “ôn nhu đôn hậu” làm gốc, còn như thể thế, chỉ thú, âm tiết, cách điệu chỉ là phụ thêm mà thôi. Phàm tình là người, cảnh là trời, việc hợp giữa trời và người mà quán thông. Lấy tình thẩm cảnh, lấy cảnh kết vào việc, gặp việc thì phát ra lời, nhân theo lời mà thành tiếng. Như vậy, cảnh giới không hẹn mà tự đến, lời không mong hay mà tự hay, có thể tiếp nối thành tựu của