Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Với một lối tự sự như lôi từ gan ruột, "Gánh xương trâu" của Hồ Thị Hải Âu nức nở tình yêu thương quặn thắt với người cha còn hơn cả quý yêu và một mảng quá khứ đầy trớ trêu con trẻ, trong cái Tết còn chiến tranh, nghèo đói năm nào. Câu chuyện kết rồi, mà ánh sáng tự thân của nó cứ bừng sáng trong lòng chúng ta giá trị vĩnh hằng của lòng nhân ái. Thì ra dù cuộc đời có tăm tối, có khó khăn nghiệt ngã và trớ trêu và thất vọng đến đâu,. | vietmessenger.com Hồ Thị Hải Âu Gánh Xương Trâu Với một lối tự sự như lôi từ gan ruột Gánh xương trâu của Hồ Thị Hải Âu nức nở tình yêu thương quặn thắt với người cha còn hơn cả quý yêu và một mảng quá khứ đầy trớ trêu con trẻ trong cái Tết còn chiến tranh nghèo đói năm nào. Câu chuyện kết rồi mà ánh sáng tự thân của nó cứ bừng sáng trong lòng chúng ta giá trị vĩnh hằng của lòng nhân ái. Thì ra dù cuộc đời có tăm tối có khó khăn nghiệt ngã và trớ trêu và thất vọng đến đâu chỉ cần có lòng nhân từ yêu thương có một bờ vai tin cậy là con người nhất định sẽ vượt qua. 1. Thuở bé đôi khi tôi cảm thấy oán giận cha đẻ mình những khi bị ông mắng mỏ. Ba vẫn hay đe Giá mày là con trai tao cho nhừ đòn . Hàng năm cứ đến ngày tát ao cá của hợp tác xã họ lại hốt lên hàng rổ dép guốc của tôi. Ba tôi ra xin lại. Họ nói Lần nào ông Ngụ cũng xin dép . Ba phân bua Tại con bé này - ba chỉ tay về phía tôi- có đôi nào nó lại lia tất xuống ao . Lúc đó nét mặt của ba thật tội tôi thấy thương vô cùng. Tôi lẽo đẽo theo ông về nhà cùng với rổ dép cũ tạp nham lấm đầy bùn hôi tanh tưởi. Ba mang đi rửa sạch rồi bảo Thử xem đôi nào vừa . Chiếc xanh chiếc đỏ chiếc rộng chiếc lại chật văng. Cuối cùng ba lắc đầu bảo Để ít nữa ba sang Hà Nội đổi cho đôi mới . Tôi thừa biết ba sẽ nói thế vì cũng như mọi lần ông chẳng thể nghĩ được cách nào hơn. Cảm giác xỏ chân vào đôi dép còn thơm phức mùi nhựa làm tôi sướng rơn. Nhưng niềm vui dép mới với tôi thật chóng qua. Chỉ được ít ngày tung tích của chúng đã nằm gọn dưới đáy ao. Tôi nhấm nháp sự thích thú khi lia từng chiếc dép xuống mặt nước nhìn nó nổi lềnh phềnh rồi từ từ chìm nghỉm. Nhưng lần này ba chẳng quát tháo. Ông chỉ lắc đầu hăm doạ Tết này mày sẽ được đi chân đất . Tôi không sợ đi chân đất nhưng ánh mắt ông nghiêm nghị buồn buồn khiến tôi ân hận. Hôm ấy đã là 23 Tết năm 1965. 2. Mẹ lo âu nhìn xa tít ngoài vệ sông đang giăng giăng mưa phùn nói bâng quơ Tết nhất gì lo quắn ruột . Ba vẫn gõ búa đều tay gò lại chiếc xoong nhôm đen thui và méo mó nói .