Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Công chức và đặc điểm cơ bản của công chức Theo Luật Cán bộ, công chức năm 2008 có hiệu lực từ 01/01/2010, công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội | Chuyên đề 4 CÔNG CHỨC VÀ ĐẠO ĐỨC CÔNG VỤ I. CÔNG CHỨC 1. Công chức và đặc điểm cơ bản của công chức Theo Luật Cán bộ công chức năm 2008 có hiệu lực từ 01 01 2010 công chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng bo nhiệm vào ngạch chức vụ chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam Nhà nước tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương cấp tỉnh cấp huyện trong cơ quan đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan quân nhân chuyên nghiệp công nhân quốc phòng trong cơ quan đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam Nhà nước tổ chức chính trị - xã hội gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật. Ngoài ra còn có công chức cấp xã. Đó là những người được tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Như vậy khác với cán bộ là những đối tượng gắn với cơ chế bầu cử phê chuẩn bổ nhiệm giữ chức vụ chức danh theo nhiệm kỳ tiêu chí để xác định công chức gắn với cơ chế tuyển dụng bổ nhiệm vào ngạch chức vụ chức danh. Những người đủ các tiêu chí chung của cán bộ công chức mà được tuyển vào làm việc trong các cơ quan đơn vị của Đảng Nhà nước tổ chức chính trị - xã hội bộ máy lãnh đạo quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thông qua quy chế tuyển dụng thi tuyển xét tuyển bổ nhiệm vào ngạch chức vụ chức danh thì được xác định là công chức. Việc quy định công chức trong phạm vi như vậy xuất phát từ mối quan hệ liên thông giữa các cơ quan của Đảng Nhà nước và tổ chức chính trị - xã hội trong hệ thống chính trị. Đây là điểm đặc thù của Việt Nam rất khác so với một số nước trên thế giới nhưng lại hoàn toàn phù hợp với điều kiện cụ thể và thể chế chính .