Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Bài giảng Ngữ dụng học

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Bài giảng "Ngữ dụng học" giúp người học nắm được các khái niệm về giao tiếp, các nhân tố giao tiếp, diễn ngôn, ngữ dụng học, chiếu vật và các hành vi ngôn ngữ, lập luận và hội thoại, hội thoại. bài giảng để nắm được nội dung của môn học Ngữ dụng học. | NGỮ DỤNG HỌC I. Giao tiếp 1. Khái niệm Giao tiếp là hoạt động tiếp xúc giữa người và người trong xã hội, ở đó diễn ra sự trao đổi thông tin, sự trao đổi nhận thức, tư tưởng tình cảm và sự bày tỏ mối quan hệ, sự ứng xử, thái độ của người với người và với những vấn đề giao tiếp. 2. Các nhân tố giao tiếp 2. 1. Nhân vật giao tiếp Nhân vật giao tiếp là những người tham gia vào cuộc giao tiếp bằng ngôn ngữ, dùng ngôn ngữ để tạo ra các lời nói, các diễn ngôn qua đó mà tác động vào nhau. 2. 1. 1. Vai giao tiếp Trong một cuộc giao tiếp có sự phân vai: Vai phát ra diễn ngôn (vai nói (viết)), vai tiếp nhận diễn ngôn (vai nghe (đọc)). Trong cuộc giao tiếp nói, vai nói và vai nghe thường luân chuyển cho nhau.Trong thực tế, hai vai nói, nghe rất phức tạp. Giả định có một người tên là Thanh nói với một người tên là Hoa một diễn ngôn như sau: Thanh: Hoa nói với Hùng thầy Huy bảo nó nộp bài thu hoạch ngay. Diễn ngôn này có quan hệ đến 4 người: Thanh, Hoa, thầy Huy và Hùng. Trong đó, Thanh là người nói | NGỮ DỤNG HỌC I. Giao tiếp 1. Khái niệm Giao tiếp là hoạt động tiếp xúc giữa người và người trong xã hội, ở đó diễn ra sự trao đổi thông tin, sự trao đổi nhận thức, tư tưởng tình cảm và sự bày tỏ mối quan hệ, sự ứng xử, thái độ của người với người và với những vấn đề giao tiếp. 2. Các nhân tố giao tiếp 2. 1. Nhân vật giao tiếp Nhân vật giao tiếp là những người tham gia vào cuộc giao tiếp bằng ngôn ngữ, dùng ngôn ngữ để tạo ra các lời nói, các diễn ngôn qua đó mà tác động vào nhau. 2. 1. 1. Vai giao tiếp Trong một cuộc giao tiếp có sự phân vai: Vai phát ra diễn ngôn (vai nói (viết)), vai tiếp nhận diễn ngôn (vai nghe (đọc)). Trong cuộc giao tiếp nói, vai nói và vai nghe thường luân chuyển cho nhau.Trong thực tế, hai vai nói, nghe rất phức tạp. Giả định có một người tên là Thanh nói với một người tên là Hoa một diễn ngôn như sau: Thanh: Hoa nói với Hùng thầy Huy bảo nó nộp bài thu hoạch ngay. Diễn ngôn này có quan hệ đến 4 người: Thanh, Hoa, thầy Huy và Hùng. Trong đó, Thanh là người nói trực tiếp, Hoa là người nghe trực tiếp nhưng người nói thật sự là thầy Huy và người tiếp nhận thực sự là Hùng. Trong trường hợp này lời " nó (Hùng) nộp bài thu hoạch ngay" không phải do Thanh tạo ra, và Hoa cũng không phải là người chịu trách nhiệm thực hiện. Hoa chỉ có trách nhiệm nói cho Hùng mà thôi. Trong trường hợp này, thầy Huy là chủ ngôn, Hùng là đích ngôn còn Thanh chỉ là thuyết ngôn và Hoa chỉ là tiếp ngôn. Trong một cuộc giao tiếp bằng lời trừ thuyết ngôn các vai giao tiếp có thể có mặt hay vắng mặt có thể ở tình trạng chủ động hay bị động.Trong một cuộc giao tiếp, chủ ngôn và thuyết ngôn đều có ý định và niềm tin vào đích ngôn và tiếp ngôn, vào chính cuộc giao tiếp và chính mình. 2. 1. 2. Quan hệ liên cá nhân Quan hệ liên cá nhân là quan hệ so sánh xét trong tương quan xã hội, hiểu biết, tình cảm giữa các nhân vật giao tiếp với nhau.Quan hệ liên cá nhân giữa các nhân vật giao tiếp có thể xét theo hai trục: trục vị thế xã hội (địa vị, quyền uy) và trục quan hệ khoảng cách .

TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.