Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Luận án tìm kiếm các giải pháp có luận cứ khoa học và thực tiễn nhằm đề xuất các giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước của Bộ Công Thương về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở Việt Nam; trên cơ sở lý luận và thực tiễn của những dự báo về xu hướng xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng, những định hướng hoàn thiện công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, tác giả sẽ kiến nghị các giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước của Bộ Công Thương về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. | Nhật Bản là nước có nhiều cơ quan tham gia vào công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, có sự quan tâm, thống nhất từ Trung ương đến địa phương, sự phối hợp của các cơ quan cùng tham gia công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, do vậy, quyền lợi người tiêu dùng được bảo vệ rất tốt. Chính sách bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã trở thành quốc sách, được xã hội hóa rất cao, kinh phí để hoạt động không chỉ dùng ngân sách Chính phủ mà cả của các cá nhân, tổ chức đóng góp. Kết quả của hoạt động bảo vệ người tiêu dùng của Nhật Bản là một quá trình phát triển. Những vấn đề về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở Nhật Bản những năm 1960 cũng tương tự như ở Việt Nam hiện nay, tuy nhiên khi đó nhận thức của người tiêu dùng còn chậm, đến nay, nhận thức của toàn xã hội và người tiêu dùng đã cao hơn nhiều. Việt Nam có thể đẩy nhanh công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thông qua hoàn thiện chính sách bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng để đưa công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thành quốc sách, lúc đó không chỉ người tiêu dùng mà các doanh nghiệp Việt Nam sẽ thấm nhuần, hàng hóa của Việt Nam sản xuất ra có sức cạnh tranh không chỉ trong nước và quốc tế, đáp ứng yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế và mục tiêu phát triển bền vững đất nước.