Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Di tích lịch sử-văn hóa là tài sản vô giá của đất nước. Ở đó còn ẩn chứa rất nhiều thông tin của nhiều lĩnh vực khác nhau mà các nguồn thông tin trên các loại hình sử liệu khác không có và không thể có được. Việc khai thác và sử dụng triệt để nguồn thông tin từ loại hình sử liệu này là việc làm của nhiều nhà khoa học trên nhiều lĩnh vực khác nhau, không riêng gì chỉ là công việc nghiên cứu của ngành Bảo tàng. Bài viết "Di tích lịch sử -văn hóa, nguồn sử liệu trực tiếp góp phần nghiên cứu lịch sử" đề cập tới những thông tin quan trọng được rút ra từ nguồn sử liệu quan trọng này. Mời các bạn cùng tìm hiểu để nắm bắt nội dung thông tin vấn đề. | DI TÍCH LỊCH SỬ-VĂN HÓA NGUỒN SỬ LIỆU TRỰC TIẾP GÓP PHẦN NGHIÊN CỨU LỊCH SỬ NGUYỄN VĂN TIẾN Tóm tắt Di tích lịch sử-văn hóa là tài sản vô giá của đất nước. Ở đó còn ẩn chứa rất nhiều thông tin của nhiều lĩnh vực khác nhau mà các nguồn thông tin trên các loại hình sử liệu khác không có và không thể có được. Việc khai thác và sử dụng triệt để nguồn thông tin từ loại hình sử liệu này là việc làm của nhiều nhà khoa học trên nhiều lĩnh vực khác nhau không riêng gì chỉ là công việc nghiên cứu của ngành Bảo tàng. Trong bài viết chúng tôi muốn đề cập tới những thông tin quan trọng được rút ra từ nguồn sử liệu quan trọng này. Đất nước Việt Nam trải qua hơn hai nghìn năm giữ nước và dựng nước. Trang sử hào hùng ấy được ghi lại bằng nhiều loại hình sử liệu khác nhau di tích-di vật hình ảnh chữ viết ngôn ngữ truyền miệng. Trong số những nguồn sử liệu ấy thì di tích lịch sử-văn hóa đóng vai trò như một nguồn sử liệu vật chất quan trọng. Nó cho chúng ta một số thông tin trực tiếp từ những hoạt động của con người trong quá khứ mà nhiều nguồn sử liệu khác không hoặc không có điều kiện đề cập tới dĩ nhiên các nguồn sử liệu khác cũng có những ưu thế riêng . Thông tin từ những nguồn sử liệu này đã giúp cho các nhà nghiên cứu lịch sử có những bằng chứng để khẳng định thêm sự có mặt của nhóm cộng đồng cư dân đã sống và tồn tại trên mảnh đất này. Di tích lịch sử-văn hóa là những không gian vật chất cụ thể khách quan trong đó có chứa đựng các điển hình lịch sử do tập thể hoặc cá nhân con người trong lịch sử sáng tạo ra. Như vậy ở một mức độ hẹp hơn có thể thấy rằng di tích lịch sử-văn hóa là những dấu tích dấu vết hoạt động của con người trong quá trình lịch sử còn sót lại. Di tích lịch sử-văn hóa được phân chia thành các loại như di tích khảo cổ di tích lịch sử di tích văn hóa-nghệ thuật. Trong bài viết này chúng tôi phân tích nguồn sử liệu trực tiếp từ các loại hình di tích nói trên. Những thông tin trực tiếp từ những di tích ấy sẽ góp phần nghiên cứu lịch sử Việt Nam. 1. Các di tích .