Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Báo cáo " Các phương pháp nghiên cứu về trừng phạt thân thể và tinh thần trẻ em"

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Các phương pháp nghiên cứu về trừng phạt thân thể và tinh thần trẻ em Bài viết này trình bày và phân tích các điểm mạnh, điểm yếu của một số công cụ đã được tác giả sử dụng trong nghiên cứu về trừng phạt trẻ em do Quỹ Thuỵ Điển chủ trì. Để thu thập dữ liệu, tác giả sử dụng các công cụ sau: thang đo thái độ, bảng hồi tưởng, vẽ bản đồ cơ thể, viết thư nói về những điều mà em chưa từng chia sẻ, hoàn thành câu, vẽ tranh về các hình thức kỷ. | CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu VỀ TRỪNG PHẠT THÂN THỂ VÀ TINH THẦN TRẺ EM ĐỖ Ngọc Khanh Viện Tám lý học. Bạo lực đối với trẻ em là một vấn đề xã hội tồn tại ớ mọi quốc gia trên thế giới. Trong vấn đề bạo lực đối với trẻ em thì việc trừng phạt về tinh thần và thân thế cúa trẻ xảy ra thường xuyên với nhiều hình thức khác nhau. Trừng phạt làm tôn hại đến sự phát triển của trẻ. Trẻ em phát triển trí tuệ và tình cảm tốt nhất khi được sống trong một môi trường an toàn và yêu thương. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng trẻ sống trong quan hệ yêu thương thường có chỉ số tình cảm và trí tuệ cao hơn và ngược lại. Chính vì vây mà trong điều 19 của Công ước về Quyền trẻ em đã yêu cầu các quốc gia thành viên phải thực hiện Mọi biện pháp lập pháp hành chính xã hội và giáo dục thích hợp để bảo vệ trẻ em khỏi mọi hình thức bạo lực về thế chất hoặc tinh thần bị thương tổn hay lạm dụng bị bỏ mặc hoặc sao nhãng trong việc chăm sóc bị ngược đãi hoặc bóc lột gồm cả lạm dụng tình dục trong khi trẻ em vẫn nằm trong vòng châm sóc của cha hay mẹ hoặc cả cha lẫn mẹ một hay nhiều người giám hộ pháp lý hoặc của bất kỳ người nào khác được giao việc chăm sóc trẻ em. . Việt Nam cũng như nhiều nước khác trên thế giới tuy đã ký Công ước về Quyền trẻ em nhưng hiện tượng trẻ em bị trừng phạt về tinh thần và thể xác vẫn còn khá phổ biến. Nhiều cá nhân và tổ chức đã và đang nghiên cứu thực trạng trừng phạt trẻ em. Tuy nhiên đây cũng là một công việc không mấy dễ dàng vì nghiên cứu như thế nào sử dụng các công cụ ra sao cho phù hợp với đối tượng trẻ em - những người chịu nhiều tổn thương - là một vấn đề hết sức nhạy cảm. Một số tác giả dùng phương pháp phỏng vắh cha mẹ. Đây là một kênh thu nhận thông tin cần thiết nhưng phương pháp này khó thu được kết quả chính xác bới vì cha mẹ trẻ thường ít muốn nói ra sự thật. Nghiên cứu của chúng tôi trên 306 cha mẹ và giáo viên học sinh tiểu học và trung học cơ sở ở 4 tính thành đã cho thấy sự khác hiệt giữa báo cáo của cha mẹ và cua các em học sinh là rất lớn có ý .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.