Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Đóng góp ý kiến về dự thảo Bộ luật dân sự Các đại biểu thượng viện đại diện cho các đơn vị hành chính lãnh thổ cao nhất, theo đó mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có 2 thượng nghị sĩ. Ngoài ra, Chủ tịch nước có quyền bổ nhiệm 5 đại biểu thượng viện lấy từ những người có công lao xuất sắc trong các lĩnh vực khoa học, kĩ thuật, công nghệ, y học, giáo dục hoặc quản trị kinh doanh | XÂy DƯNG PHÁP LUẬT ĐÓNG GÓP Ý KIẾN VỀ Dự THẢO BỘ LUẬT DÂN sự PGS.TS. ĐINH VÀN THANH Theo kế hoạch lấy ý kiến nhân dân các ngành các cấp về Dự thảo Bộ luật dân sự của Uỷ ban thường vụ Quốc hội cá nhân tôi xin góp ý một số ý kiến nhỏ trong Dự thảo Bộ luật dân sự theo những hướng dẫn đã được Uỷ ban thường vụ Quốc hội và Ban soạn thảo gợi ý lấy ý kiến. I. PHẦN THỨ NHẤT - NỘI DUNG THEO ĐỀ CƯƠNG GỢI Ý THẢO LUẬN 1. về phạm vi điều chỉnh của Bộ luật dân sự 1.1. về vấn đề quyền sử dụng đất Trước hết chúng tôi đồng ý với quy định trong Dự thảo Bộ luật dân sự những nội dung về quyền sử dụng đất gắn với quyền dân sự của các chủ thể. Vì trong phần lớn các giao dịch có đối tượng là đất đai thực chất là quyền sử dụng đất đều liên quan đến quyền dân sự của các chủ thể trong giao dịch. Vì vậy cần quy định trong Bộ luật dân sự những quyền năng có tính dân sự quyền dân sự của chủ thể trong giao dịch đây chính là cơ sở pháp lý để cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết tranh chấp nếu các bên không có thoả thuận. Những nội dung liên quan đến quyền sử dụng đất nhưng lại mang tính chất quản lý hành chính thì do Luật đất đai và các văn bản pháp luật khác quy định là hợp lý. Hiến pháp và Luật đất đai đều ghi nhận đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý. Do tính chất đặc thù đất đai là loại tài sản đặc biệt thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước - đại diện chủ sở hữu -thống nhất quản lý nhưng trong các giao dịch liên quan đến chuyển quyền sử dụng đất lại là đối tượng của các giao dịch dân sự. Vì vậy cần có quy định riêng trong một phần riêng để điều chỉnh các vấn đề liên quan đến quyền dân sự. Quyền sử dụng đất trước đây được Bộ luật dân sự năm 1995 và Luật đất đai gồm cả Luật đất đai sửa đổi năm 2003 coi là quyền tài sản và là đối tượng được chuyển giao trong giao lưu dân sự nên cần được quy định trong Bộ luật dân sự. Đây là một trong các vấn đề đã và đang được cả xã hội quan tâm. Trong điều kiện hiện nay việc chuyển quyền sử dụng đất trong các giao dịch dân sự vẫn là vấn