Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Về giám sát Hiến pháp ở nước ta hiện nay Toà án hành chính ở Việt Nam một mặt vì nằm trong hệ thống toà án nhân dân, mặt khác do thẩm quyền tố tụng hạn chế, vì vậy hoạt động không có hiệu quả, các toà án hành chính ở địa phương xét xử được rất ít các vụ việc và uy tín của toà hành chính không cao. | NGHIÊN cứu - TRAO Đổl VỀ GIÁM SÁT HIẾN PHÁP ở Nước TA HIỆN NAY 1. Quan niệm về giám sát hiến pháp Trên thế giới thuật ngữ giám sát hiến pháp được hiểu là hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm kiểm tra các văn bản do các cơ quan nhà nước khác ban hành hoặc hành vi của các quan chức nhà nước cao cấp có phù hợp với hiến pháp hay không. Lần đầu tiên khái niệm giám sát hiến pháp được đưa ra trong Hội nghị lập hiến Hợp chủng quốc Hoa kỳ năm 1787. Những chính trị gia đầu tiên khởi xướng và cổ vũ cho tư tưởng giám sát hiến pháp là Wilson Madison Hamilton. Với mục đích nhằm kiềm chế quyền lập pháp của Quốc hội liên bang bảo đảm cho các nhánh quyền có những quyền hạn tự bảo vệ cần thiết các chính trị gia đề nghị trao cho toà án quyền bãi bỏ dự luật do Quốc hội liên bang thông qua. Hội nghị đã thông qua Hiến pháp năm 1787 trong đó bao hàm quy định về tính tối cao của Hiến pháp liên bang và bắt buộc các văn bản luật phải phù hợp với Hiến pháp. 1 Ở châu Âu thuật ngữ giám sát hiến pháp được phổ biến vào những năm đầu thế kỷ XX. Người đầu tiên khởi xướng tư tưởng giám sát tư pháp hiến pháp là luật gia người Đức H. Kelsen. Theo Kelsen Hiến pháp là nguồn cơ bản của nhà nước các văn bản pháp luật khác do cơ quan nhà nước ban hành phải phù hợp với hiến pháp để bảo đảm sự phù hợp này cần phải thiết lập cơ chế giám sát tư pháp tính hợp hiến của các đạo luật .2 Quan điểm của TS. VŨ HỒNG ANH Kelsen đã tạo cơ sở cho việc hình thành thiết chế giám sát tư pháp tính hợp hiến của các đạo luật - Toà án Hiến pháp ở nhiều nước châu Âu. Ở nước ta từ Hiến pháp 1959 cho đến nay vấn đề giám sát hiến pháp đã được đặt ra. Xét về mặt khách quan vấn đề giám sát hiến pháp xuất phát từ yêu cầu bảo đảm sự tối cao của hiến pháp. Dưới góc độ pháp lý hiến pháp là đạo luật điều chỉnh những quan hệ xã hội cơ bản liên quan đến việc xác định chế độ xã hội chính trị của nhà nước quyền công dân tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước. Do đó việc bảo vệ tính tối cao của hiến pháp cũng có nghĩa là bảo .