Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Giao lưu tiếp biến văn hóa Hoa – Việt qua họa tiết trang trí trên kiến trúc mộ cổ tại Cù Lao Phố

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Trong bài viết này, tác giả nghiên cứu sự giao lưu và tiếp biến văn hóa của hai cộng đồng Hoa – Việt thông qua đối tượng nghiên cứu cụ thể là các họa tiết trang trí trên kiến trúc mộ cổ tại Cù Lao Phố (Biên Hòa – Đồng Nai). Từ kết quả nghiên cứu trên, tác giả muốn khẳng định vai trò, sự đóng góp của nhóm tộc người Hoa – Việt đối với quá trình hình thành và phát triển của vùng đất Cù Lao Phố nói riêng, Nam Bộ nói chung. | Journal of Thu Dau Mot University No 3 22 - 2015 GIAO LƯU TIÊP BIÊN VĂN HÓA HOA - VIỆT QUA HỌA TIÊT TRANG TRÍ TRÊN KIÊN TRÚC MỘ CỔ TẠI CÙ LAO PHỐ Nguyễn Thị Toàn Thắng Trường Cán Bộ thành phố Hồ Chí Minh TÓM TẮT Sự giao lưu và tiếp biến giữa các nền văn hóa trong quá trình tiếp xúc với nhau luôn là một vấn đề hấp dẫn trong nghiên cứu văn hóa. Trong bài viết này chúng tôi nghiên cứu sự giao lưu và tiếp biến văn hóa của hai cộng đồng Hoa - Việt thông qua đối tượng nghiên cứu cụ thể là các họa tiết trang trí trên kiến trúc mộ cổ tại Cù Lao Phố Biên Hòa - Đồng Nai . Từ kết quả nghiên cứu trên chúng tôi muốn khẳng định vai trò sự đóng góp của nhóm tộc người Hoa - Việt đối với quá trình hình thành và phát triển của vùng đất Cù Lao Phố nói riêng Nam Bộ nói chung. Từ khóa giao lưu văn hóa Cù Lao Phố được xem như là một trong những thương cảng đầu tiên của Nam Bộ ngay từ thế kỷ XVII đến đầu thế kỷ XVIII nơi sau này phát triển văn hóa thương mại rộng ra các vùng khác như Chợ Lớn Sài Gòn - Gia Định. Cù Lao Phố được biết đến như một mảnh đất của di sản văn hóa với 11 ngôi đình 6 ngôi chùa 3 tịnh xá một thánh thất Cao Đài hơn 40 ngôi mộ hợp chất và một ngôi Thất Phủ Cổ Miếu. Trong số đó những ngôi mộ hợp chất cổ mang dấu ấn rất độc đáo của quá trình giao lưu và tiếp biến văn hóa. Khi bàn về tiếp xúc văn hóa không thể không nói đến hiện tượng mà các học giả phương Tây gọi là acculturation. Đây là một khái niệm đã được các nhà dân tộc học -đúng hơn là các nhà nhân học văn hóa người Mỹ như R. Redifield R. Liton và M. Herskovits đưa ra trong Memorandum 1936 Dưới từ acculturation ta hiểu là hiện tượng xảy ra khi những nhóm người có văn họa tiết mộ cổ Cù Lao Phố hóa khác nhau tiếp xúc lâu dài và trực tiếp gây ra sự biến đổi mô thức pattern văn hóa ban đầu của một hay cả hai nhóm 8 149 . Như vậy khi hiện tượng acculturation xảy ra có một sự biến đổi mô thức văn hóa vốn có của các nhóm. Với cách hiểu trên chúng ta có thể tạm dịch acculturation là giao lưu và tiếp biến văn hóa. Trong .

TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.