Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Luận án Tiến sĩ Luật học: Giải quyết khiếu kiện hành chính trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam đề xuất quan điểm, giải pháp để tiếp tục hoàn thiện pháp luật cũng như nâng cao hiệu quả hoạt động GQKKHC nhằm tăng cường bảo vệ quyền con người, quyền công dân trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. | các cơ quan có thẩm quyền, các cơ quan có trách nhiệm quản lý, đôn đốc, theo dõi, công tác thi hành án hành chính cần thực hiện đúng quy định của pháp luật và có những biện pháp xử lý khách quan, công bằng, bình đẳng đối với những người, cơ quan, tổ chức vi phạm pháp luật thi hành án hành chính, không có sự phân biệt giữa cơ quan hành chính, cán bộ, công chức trong cơ quan hành chính với các cá nhân, tổ chức khác trong xử lý vi phạm pháp luật thi hành án hành chính. Cần có quy định cụ thể về mức độ trách nhiệm cũng như chế tài xử lý đối với từng hành vi của các cơ quan hành chính, cán bộ, công chức trong cơ quan hành chính không chấp hành bản án, quyết định đã có hiệu lực của Tòa án về vụ án hành chính. Pháp luật cũng cần quy định cụ thể trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan hành chính nhà nước cấp trên trực tiếp trong việc theo dõi, đôn đốc cấp dưới trong việc thi hành án hành chính; quy định rõ trách nhiệm cũng như chế tài xử lý nếu có vi phạm của người đứng đầu cơ quan hành chính trong việc thi hành án hành chính cũng như trách nhiệm trong việc chỉ đạo cán bộ, công chức trong cơ quan và cơ quan cấp dưới phải thi hành án hành chính. Cơ quan thi hành án dân sự và các cơ quan hữu quan (như cơ quan Công an, VKSND , ) cần phối hợp chặt chẽ để cương quyết xử lý nghiêm khắc các hành vi không chấp hành án hoặc cản trở việc thi hành án hành chính. Khi xử lý các hành vi vi phạm pháp luật thi hành án hành chính cần xem xét và áp dụng đồng bộ quy định của LTTHC, Luật cán bộ, công chức, Luật xử lý vi phạm hành chính, Bộ luật hình sự,