Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Chương 3 Khám hệ tim mạch. Bệnh ở hệ tim mạch gia súc không nhiều nhưng do hoạt động của hệ tim mạch liên quan mật thiết với các khí quan khác trong cơ thể, bệnh ở các khí quan khác ít nhiều ảnh hưởng đến hệ tim mạch | Chương 3 Khám hệ tim mạch Bệnh ở hệ tim mạch gia súc không nhiêu nhưng do hoạt động của hệ tim mạch liên quan mật thiết với các khí quan khác trong cơ thể bệnh ở các khí quan khác ít nhiêu ảnh hưởng đến hệ tim mạch. Vì vậy khám hệ tim mạch định mức độ tổn thương ở tim mạch mức độ rôi loạn tuân hoàn máu không chỉ có ý nghĩa chẩn đoán bệnh mà còn có ý nghĩa lớn về mặt tiên lượng bệnh. I. Sơ lược về hệ tim mạch 1. Thần kinh tự động của tim Ngoài sự điều tiết và chi phôi của vỏ đại não và hệ thông thân kinh thực vật thì hệ thông thân kinh tự động của tim có vai trò quan trọng giúp tim hoạt động nhịp nhàng và có tính tự động nhất định. Hệ thông thân kinh tự động của tim NÔt Keith- Flack ở phân trước vách tâm nhĩ phải nơi tĩnh mạch chủ đổ vào. Nôt Aschoff-Tawara ở vào phân dưới vách nhĩ thất nên còn gọi là nôt nhĩ thất. Tim Bò khoẻ Bó Hiss bắt nguồn từ nôt Aschoff-Tawara chia làm 2 nhánh trái và phải. Chùm Parkinje do hai nhánh bó Hiss phân ra và tận cùng ở cơ tâm thất. Hưng phấn bắt nguồn từ nôt Keith-Fach truyền đến tâm nhĩ theo cơ tâm nhĩ đến nôt Aschoff-Tawara. Tâm nhĩ bóp. Sau đến nôt Aschoff-Tawara hưng phấn truyền nhanh đến bó Hiss chùm Purkinje và sau tâm nhĩ bóp tâm thất bóp. 2. Thần kinh điều tiết hoạt động của tim Tim hoạt động chịu sự điều tiết của hoạt động thần kinh giao cảm và phó giao cảm. Thần kinh giao cảm đến từ nốt thần kinh sao Ganglion stellatum còn gọi là thần kinh tăng nhịp tim. Thần kinh phó giao cảm đến từ thần kinh mê tẩu và còn gọi là thần kinh ức chế tim đập. Thần kinh mê tẩu tới từ nốt Keith - Flack Aschoff - Tawara và cơ tim. Nhánh thần kinh mê tẩu bên phải hưng phấn làm tim đập chậm vì nó liên hệ chặt với nốt Keith - Flack còn thần kinh nhánh bên trái phân bố chủ yếu đến nốt Aschoff - Tawara nên hưng phấn của nó ức chế dẫn truyền giữa nhĩ thất làm tim đập yếu hoặc ngừng. Thần kinh giao cảm bên phải tác động chủ yếu ở tâm nhĩ nhánh bên trái chủ yếu chi phối tâm thất. Thần kinh giao cảm hưng phấn làm tim đập nhanh và mạnh. Trường Đại học .