Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Nội dung báo cáo đề cập đến tình hình kinh tế thế giới trong quý 3 - 2015 như: Giá hàng hóa cơ bản tiếp tục giảm sâu, Mỹ bước vào giai đoạn bình thường hóa nền kinh tế, Châu Âu chậm chạp, Nhật Bản thiếu động lực tăng trưởng,.; và điểm lại tình hình kinh tế Việt Nam với những ý chính như: Tăng trưởng-lạm phát, các cân đối vĩ mô, thị trường tài chính,. Mời tham khảo. | BÁO CÁO KINH TẾ VĨ MÔ VIỆT NAM Quý 3 - 2015 i Báo cáo này được thực hiện với sự hỗ trợ của Bộ Ngoại giao và Thương mại Ôx-trây-lia TÓM TẮT Kinh tế thế giới cơ bản là thuận lợi nhờ chu kỳ thấp của giá hàng hóa và diễn biến tích cực từ các thị trường xuất khẩu (Mỹ, EU, Nhật Bản). Tuy nhiên, kinh tế Trung Quốc đi xuống và động thái tăng lãi suất của Mỹ cũng gây lo ngại về dòng vốn ngắn hạn tại các thị trường mới nổi Tăng trưởng kinh tế Việt Nam phục hồi tích cực nhờ động lực từ khu vực công nghiệp, trong khi nông nghiệp và dịch vụ ít chuyển biến. Giá năng lượng thấp và đầu ra gạo xuất khẩu thu hẹp, CPI chín tháng đầu năm chỉ tăng 0,4%, lạm phát lõi khả qua hơn ở mức 1,87%. Thâm hụt thương mại có chiều hướng thu hẹp dần sau khi bất ngờ tăng cao trong Quý 1/2015. Cán cân tương đối cân bằng ở Quý 3 khi thâm hụt nhẹ ở mức 700 triệu USD. Giá dầu thô suy giảm gây sức ép lên thu ngân sách, thu nội địa được đẩy mạnh để bù đắp, đặc biệt là nguồn thu từ sử dụng đất. Tiêu dùng có xu hướng tăng nhanh nhờ mặt bằng giá thuận lợi trong khi tổng mức đầu tư diễn biến ổn định. Vốn đăng ký FDI tăng cao và xu thế này có thể được hỗ trợ mạnh mẽ hơn khi đám phán TPP đã hoàn thành. Tín dụng mở rộng đang dần gây nên áp lực tăng mặt bằng lãi suất. Tăng trưởng tín dụng cuối tháng 9 tăng 10,78% so với đầu năm, dự báo cả năm có thể đạt 17%. Thị trường bất động sản ấm lên rõ rệt, ghi nhận doanh số căn hộ bán ra cao kỷ lục trong Quý 2/2015, phân khúc cao cấp chiếm ưu thê trong khi chỉ số giá bất động sản trong xu hướng tăng nhẹ. Do ảnh hưởng lan rộng của việc Trung Quốc phá giá đồng nhân dân tệ, NHNN tăng tỷ giá bình quân liên ngân hàng thêm 1%, nới biên độ giao dịch lên ±3%, đồng thời tiếp tục cam kết cứng không điều chỉnh tỷ giá đến đầu 2016 và thắt chặt điều kiện mua ngoại tệ. Sức ép lên tỷ giá có thể sẽ giảm bớt trong Quý 4 nhờ dòng kiều hối và tác động tích cực của việc hoàn thành đàm phán TPP. Thị trường tiền tệ thanh khoản tốt, lãi suất ổn định. Cung tiền được mở .