Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Báo cáo khoa học "Thử đưa ra cách giải thích về Sắc thái riêng trong một số cách xưng hô của người Việt Nam bộ" trình bày về một số cách xưng hô của người Việt Nam bộ; cách giải thích về cơ sở hình thành, tồn tại và phát triển của những cách xưng hô này. Với các bạn chuyên ngành Văn hóa thì đây là một tài liệu hữu ích. | chứ không hoàn chỉnh, trọn vẹn và khép kín trong lũy tre xanh với hệ thống “quan viên” phức tạp, với các mối quan hệ họ tộc chằng chịt và có phân biệt đẳng cấp về phương diện quản lý như làng ở miền Bắc. Làng ở đây thường trải dài theo kinh rạch, có khi đến 7 - 8km, thành phần dân cư thường hay biến động. Người dân sẵn sàng dời đi nơi khác, đến những vùng đất dễ làm ăn hơn. Thậm chí cha mẹ ở lại, nhưng con cháu đi nơi khác sinh cơ lập nghiệp. Trong điều kiện như vậy nên ở Nam Bộ không phân biệt người mới đến ở cũng như người cũ. Kiểu quần cư ở Nam Bộ cũng khiến cho mối quan hệ giữa gia đình này với gia đình khác, giữa gia đình với làng không chặc chẽ, các quan hệ ấy chủ yếu dựa trên các quan hệ cá nhân với nhau mà sinh sống. Do sống trong môi trường xã hội là nơi họ hàng thì ít mà người dưng thì nhiều, nên trong cách xưng hô người Việt Nam Bộ cần có sự phân biệt rạch ròi. Sự phân biệt ấy không có nghĩa để phân chia ra đâu là họ nội, họ ngoại, đâu là người dưng nước lã để rồi có những cách cư xử với mức độ chênh lệch khác nhau. Người Việt Nam Bộ luôn có thói quen phân biệt mọi thứ cho thật rạch ròi, để mọi người có thể dễ dàng hiểu đúng về nhau, có thể thông cảm với nhau hơn, vì cuộc sống luôn đòi hỏi họ phải thường xuyên chung lưng đấu cật với láng giềng, với người ngoài trên bước đường chinh phục vùng đất mới.