Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Bài viết phân tích những kết quả trong các nghiên cứu về lịch sử tộc người Thái ở Việt Nam kể từ năm 1980 trở lại đây về nguồn gốc tộc người, phân nhóm tộc người. Theo tác giả, nghiên cứu về lịch sử tộc người Thái đã đạt được nhiều thành tựu. Dựa trên nhiều cách tiếp cận, sử dụng những cứ liệu lịch sử khác nhau, các học giả đã đưa ra nhiều luận thuyết về nguồn gốc, thời điểm xuất hiện ở Việt Nam của người Thái cũng như mối quan hệ của tộc người này với các tộc người khác. . | NGHIÊN CỨU VỀ LỊCH SỬ TỘC NGƯỜI THÁI TỪ NĂM 1980 ĐẾN NAY NGUYỄN CÔNG THẢO Tóm tắt Bài viết phân tích những kết quả trong các nghiên cứu về lịch sử tộc người Thái ở Việt Nam kể từ năm 1980 trở lại đây về nguồn gốc tộc người phân nhóm tộc người. Theo tác giả nghiên cứu về lịch sử tộc người Thái đã đạt được nhiều thành tựu. Dựa trên nhiều cách tiếp cận sử dụng những cứ liệu lịch sử khác nhau các học giả đã đưa ra nhiều luận thuyết về nguồn gốc thời điểm xuất hiện ở Việt Nam của người Thái cũng như mối quan hệ của tộc người này với các tộc người khác. Tuy nhiên vẫn còn nhiều vấn đề liên quan đến lịch sử người Thái cần được tiếp tục nghiên cứu. Từ khóa Người Thái lịch sử tộc người phân nhóm tộc người bản sắc tộc người. 1. Mở đầu Từ năm 1979 đến nay tỷ lệ dân số ở người Thái không ngừng tăng và theo cuộc Tổng điều tra dân số năm 2009 người Thái đứng ở vị trí thứ 3 trong tổng số 54 tộc người ở Việt Nam. Bảng Dân số người Thái qua các thời kì Năm Dân số Tỷ lệ trong tổng dân số 1979 766.720 1 45 1989 1.040.549 1 61 1999 1.328.725 1 74 2009 1.550.423 1 81 Nguồn Tổng cục Thống kê Với vị trí là một tộc người có dân số lớn người Thái nhận được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học. Kể từ khi chính thức ra đời với một tên gọi riêng - Thái học Việt Nam vào năm 1989 tính đến năm 2012 đã có 6 cuộc Hội nghị Thái học toàn quốc được tổ chức quy tụ hàng trăm nhà khoa học quản lí sưu tầm văn hóa từ Trung ương đến địa phương tham dự. Ở bình diện quốc tế Hội nghị Thái học quốc tế lần đầu tiên được tổ chức vào năm 1981 và luân phiên diễn ra 3 năm một lần ở các quốc gia khác nhau. Môn Thái học đã trở thành một ngành nghiên cứu ở một số nước Mỹ Nhật Bản Pháp Anh Ân Độ Trung Quốc Hà Lan. Đây là minh chứng cho sự tồn tại của mạng lưới các nhà khoa học có chuyên môn sâu về người Thái ở Việt Nam nói riêng trên bình diện khu vực nói chung. Bài viết này đưa ra một vài thống kê nhận xét ban đầu về tình hình nghiên cứu người Thái ở Việt Nam từ những năm 1980 đến nay. Thạc sĩ Viện Dân tộc học Viện Hàn .