Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Mục tiêu của luận án: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hƣởng đến từng công đoạn điều chế SiO2, từ đó xây dựng quy trình tổng hợp nano silica từ chất thải H2SiF6 của nhà máy sản xuất DAP; nghiên cứu thử nghiệm sản phẩm nano silica làm chất độn trong cao su tự nhiên bằng phƣơng pháp cán trộn trực tiếp. | 1. GIỚI THIỆU LUẬN ÁN 1.1. Mở đầu Axit flosilixic H2SiF6 là sản phẩm phụ của quá trình sản xuất phân bón từ quặng floapatit có tính độc hại và tính ăn mòn cao. Với lượng phát sinh khoảng 25.000 tấn năm như hiện nay ở nước ta đây là vấn đề thách thức không nhỏ đối với các cơ sở sản xuất trong vấn đề xử lý môi trường 20 23 . Các phương pháp đã và đang được áp dụng tại các cơ sở sản xuất hiện nay chưa thực sự triệt để và hiệu quả sản phẩm thu hồi được là Na2SiF6 có tính ứng dụng thấp nhiều khi phải lưu trữ trong kho thời gian dài. Để xử lý và sử dụng có hiệu quả nguồn chất thải axit flosilixic này đã có nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nước đi theo hướng tạo ra các sản phẩm chứa silic và flo riêng biệt. Nhóm tác giả của Viện Hóa học Việt Nam đã nghiên cứu trung hòa axit flosilixic bằng dung dịch amoniac để tạo ra nano silica thử nghiệm sử dụng nano silica thu được làm chất độn gia cường cho cao su 3 . Tuy nhiên với kết quả nghiên cứu mang tính thăm dò và định hướng công trình mới khảo sát sơ bộ một số yếu tố kỹ thuật ảnh hưởng đến quá trình điều chế và chất lượng sản phẩm nano silica như môi trường phản ứng nhiệt độ phản ứng chất biến tính. Điều quan trọng là quy trình công nghệ mà công trình công bố mới chỉ dừng lại ở quy mô phòng thí nghiệm với các mẻ phản ứng có khối lượng nhỏ quá trình lọc rửa huyền phù silica phải được thực hiện trên giấy lọc với chất đệm tăng cường là NH4 2CO3 sản phẩm muốn có tiêu chuẩn kỹ thuật phù hợp phải có thêm công đoạn biến tính kết tủa nano silica bằng n-hexan và xử lý nhiệt ở nhiệt độ 750 oC. Luận án Nghiên cứu điều chế SiO2 kích thước nanomet từ chất thải H2SiF6 phát sinh trong quá trình chế biến quặng apatit Việt Nam là công trình kế tục hướng nghiên cứu nói trên. Với mục tiêu xây dựng được quy trình công nghệ điều chế nano silica từ chất thải H2SiF6 đồng bộ không những tạo ra các sản phẩm nano silica và NH4F có tính ứng dụng và hiệu quả cao mà còn góp phần giải quyết triệt để vấn đề xử lý môi trường tại các cơ sở sản xuất.