Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Đề nghị ba điểm về việc dạy chữ Nôm trình bày một đề nghị có cân nhắc theo ba mức độ để phục hồi lại chữ Nôm trong hệ thống giáo dục Việt Nam trên nền tảng công nghệ mới. Từ các khảo cứu và phỏng vấn các giáo viên và giáo sư ở Việt Nam, bài báo này trình bày các luận cứ và phương cách để tạo dựng năng lực quốc gia và quốc tế nhằm bảo vệ kho báu. . | Đề nghị ba điểm về việc dạy chữ Nôm Ngô Thanh Nhàn Đại học New York Ngô Trung Việt Viện Công nghệ Thông tin Hội nghị quốc tế về chữ Nôm. Huế 6 2006 Tóm tắt Chữ Hán-Nôm biểu ý là chữ quốc ngữ ở Việt Nam từ thế kỉ thứ X cho tới khi chữ la tinh thay thế cho chữ Nôm làm quốc ngữ vào năm 1920. Do chiến tranh nên chữ Nôm đã gần như bị mọi người quên lãng học giả chữ Nôm ít dần còn tư liệu chữ Nôm thì bị huỷ hoại theo năm tháng trong gần cả thế kỉ. Lịch sử Việt Nam dường như bắt đầu từ năm số không tại mốc 1920. Thời gian cứ trôi các phương cách cứu chữa ngày một trở nên phi hiện thực và tốn kém. Bài báo này trình bày một đề nghị có cân nhắc theo ba mức độ để phục hồi lại chữ Nôm trong hệ thống giáo dục Việt Nam trên nền tảng công nghệ mới. Từ các khảo cứu và phỏng vấn các giáo viên và giáo sư ở Việt Nam bài báo này trình bày các luận cứ và phương cách để tạo dựng năng lực quốc gia và quốc tế nhằm bảo vệ kho báu thế giới này. 1. Đề nghị 1 Mọi lần nhắc tới trong chữ quốc ngữ những tư liệu lịch sử có nguồn gốc được viết trong chữ Hán-Nôm đều có in kèm các chữ Hán-Nôm gốc trong các sách giáo khoa bậc phổ thông trung học. Học sinh không bị bắt buộc phải nhớ chúng để đi thi nhưng được khuyến khích làm quen với các văn bản có nguồn gốc Hán-Nôm xem như các minh hoạ . 2. Đề nghị 2 Trong hai năm đầu của đại học sinh viên được yêu cầu học một giáo trình 3 tín chỉ về chữ Hán-Nôm - nguồn gốc cấu tạo cơ sở văn bản của chữ Hán-Nôm và trình soạn thảo văn bản trên máy tính có dùng chữ Hán-Nôm. Điều này chuẩn bị nền tảng cho sinh viên đại học nghiên cứu thêm trong bất kì lĩnh vực nào. 3. Đề nghị 3 Sinh viên về khoa học xã hội như lịch sử dân tộc học nghệ thuật âm nhạc sân khấu văn học ngôn ngữ nhân chủng học khảo cổ học kiến trúc v.v. và vài ngành khoa học tự nhiên như y học động vật học côn trùng học địa lí học địa chất học v.v. phải học ít nhất hai giáo trình 6 tín chỉ chuyên về chữ Hán-Nôm cho lĩnh vực nghiên cứu của họ một giáo trình 3 tín chỉ về dùng chữ Hán-Nôm trong máy tính và .