Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Các em học sinh thân mến! Cùng tham khảo Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn - Sở GD&ĐT Ninh Bình để trang bị cho bản thân kiến thức vững chắc, tự tin bước qua kì thi tuyển sinh đầy cam go nhé. | SỞ GD & ĐT NINH BÌNH ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN: Ngữ Văn Năm học 2015 – 2016 Thời gian làm bài 150 phút Phần I: Đọc – hiểu (3,0 điểm) Câu 1: (1,0 điểm) 1. Xác định khởi ngữ trong câu sau: Hiểu, thì tôi hiểu bài này rồi, nhưng giải, thì tôi chưa giải được. 2. Em hãy viết lại câu sau đây bằng cách chuyển phần được gạch chân thành khởi ngữ: Anh ấy làm bài cẩn thận lắm. Câu 2: (2,0 điểm) Đọc văn bản sau để trả lời các câu hỏi: Phiên âm Hán – Việt: Ngục trung vô tửu diệc vô hoa, Đối thử lương tiêu nại nhược hà? Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt, Nguyệt tòng song khích khán thi gia. Dịch nghĩa: Trong tù không rượu cũng không hoa, Trước cảnh đẹp đêm nay biết làm thế nào? Người hướng ra trước song ngắm trăng sáng, Từ ngoài khe cửa, trăng ngắm nhà thơ. Dịch thơ (bản dịch của Nam Trân): Trong tù không rượu cũng không hoa, Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ; Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ, Trăng nhòm khe của ngắm nhà thơ. (Ngữ văn 8, tập hai, trang 37, NXB Giáo dục, năm 2008) a. Bài thơ trên của ai? b. Bài thơ được trích từ tập thơ nào? c. Bài thơ được làm theo thể thơ nào? d. Em hãy nêu giá trị nghệ thuật và nội dung cơ bản nhất của thi phẩm trong một đoạn văn ngắn (khoảng 5 đến 10 dòng). Phần II: Làm văn (7,0 điểm) Bằng việc sáng tạo tình huống bất ngờ mà tự nhiên, hợp lí, đoạn trích truyện Chiếc lược ngà đã thể hiện thật cảm động tình cha con sâu nặng và cao đẹp trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh. (Ngữ văn 9, tập một, trang 202, NXB Giáo dục, năm 2005) Qua đoạn trích Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng, em hãy làm sáng tỏ nhận định trên, Từ đó hãy trình bày suy nghĩ của em về tình phụ tử. —–Hết—– Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị coi thi không giải thích gì thêm. Đáp án đề thi môn Văn vào 10 – Ninh Bình Câu Nội dung Ý Đọc – hiểu: I 1 a Khởi ngữ trong câu sau: “Hiểu”, “giải”. b Viết lại câu bằng cách chuyển phần được gạch chân thành khởi ngữ: Làm bài thì anh ấy cẩn .