Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Bài viết giới thiệu xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các nước trên thế giới, xu hướng tăng trưởng nhu cầu du lịch trên thế giới và ở Việt Nam, phân tích tình hình tăng trưởng kinh tế và ngành du lịch ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Từ đó, bài viết gợi ý thay vì chỉ sản xuất nông sản, vùng có thể kinh doanh các dịch vụ đi cùng quá trình sản xuất đó cho du khách trải nghiệm. Theo cách này, cơ cấu kinh tế của vùng có thể chuyển dịch sang dịch vụ - nông - công nghiệp. | Tạp chí Khoa học ĐHQGHN Kinh tế và Kinh doanh 28 2012 261-268 Phát triển du lịch nông thôn ở vùng đồng bằng sông Cửu Long Đường đến cơ cấu kinh tế dịch vụ - nông - công nghiệp _ _ _ _ . . . . _ PGS. TS. Đoàn Thị Mỹ Hạnh ThS. Bùi Thị Quỳnh Ngọc Khoa Quản trị Kinh doanh Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh 97 Võ Văn Tần Quận 3 Thành phố Hồ Chí Minh Việt Nam Nhận ngày 17 tháng 4 năm 2012 Tóm tắt. Bước sang thế kỷ XXI con người không chỉ quan tâm đến việc có thể tiêu dùng bao nhiêu sản phẩm và dịch vụ mà còn rất quan tâm đến chất lượng cuộc sống. Xu hướng này chính là tiền đề cho loại hình du lịch xanh phát triển mở ra cơ hội cho các nước kém phát triển vốn có nền kinh tế dựa vào ngành nông - lâm - ngư nghiệp có thể chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang dịch vụ. Liệu vùng đồng bằng sông Cửu Long có thể chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo xu hướng này không Bài viết giới thiệu xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các nước trên thế giới xu hướng tăng trưởng nhu cầu du lịch trên thế giới và ở Việt Nam phân tích tình hình tăng trưởng kinh tế và ngành du lịch ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Từ đó bài viết gợi ý thay vì chỉ sản xuất nông sản vùng có thể kinh doanh các dịch vụ đi cùng quá trình sản xuất đó cho du khách trải nghiệm. Theo cách này cơ cấu kinh tế của vùng có thể chuyển dịch sang dịch vụ - nông - công nghiệp. Từ khóa Cơ cấu kinh tế du lịch nông thôn đồng bằng sông Cửu Long. 1. Dẫn nhập Qua một thế kỷ phát triển diện mạo nền kinh tế thế giới đã có những thay đổi rõ rệt. Theo đó nhu cầu của con người cũng hình thành những xu hướng mới không chỉ ở các nước phát triển mà cả ở những nước kém phát triển. Sau một thời kỳ dài cố gắng tăng khối lượng trong thập niên đầu của thế kỷ XXI nhiều quốc gia nhất là các nước phát triển đã quan tâm đến việc tăng chất lượng. Đó là do ngày nay con người không chỉ quan tâm đến việc có thể tiêu dùng bao nhiêu sản phẩm và dịch vụ mà còn rất quan tâm đến chất lượng cuộc sống như thế nào. Họ đã nhận ra rằng cuộc Tác giả .