Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Thời tôi còn bé, chiều nào tôi cũng sang nhà ông bà ngoại chơi. Ông tôi thường nhịp cây chổi lông gà lên quyển vở, bảo anh chị tôi đọc lại những hàng chữ vừa tập đồ. Ló đầu ra khỏi gầm giường, tôi nghe loáng thoáng mấy câu quen, đến thuộc lòng. Tiên học lễ, hậu học văn Không thầy đố mày làm nên Nhất tự vi sư, bán tự vi sư Hai câu đầu là lời răn, dán nhan nhản trong các lớp tiểu học. Đọc mấy năm trời, tôi hiểu thấu. Câu cuối có nhiều Hán từ. | T1 Ẩ À À 1 r À Nhât tự vi sư bán tự vi sư Thời tôi còn bé chiều nào tôi cũng sang nhà ông bà ngoại chơi. Ông tôi thường nhịp cây chổi lông gà lên quyển vở bảo anh chị tôi đọc lại những hàng chữ vừa tập đồ. Ló đầu ra khỏi gầm giường tôi nghe loáng thoáng mấy câu quen đến thuộc lòng. Tiên học lễ hậu học văn Không thầy đố mày làm nên Nhất tự vi sư bán tự vi sư Hai câu đầu là lời răn dán nhan nhản trong các lớp tiểu học. Đọc mấy năm trời tôi hiểu thấu. Câu cuối có nhiều Hán từ nên tôi còn hoài nghi trí nhớ của mình. Tôi mập mờ nhớ lời ông tôi giảng nhất là một tự là chữ vi là làm sư là thầy một chữ đủ làm thầy . chữ cũng làm thầy Vì mải mê cho hai thằng lính nhựa vật nhau nên tôi nghe . mất đi một chữ. Bây giờ ráng ráp lại một chữ đủ làm thầy bán chữ cũng làm thầy Ừ nghe . cũng có lý. Chữ kép nghề nghiệp người ta thường nói chung nên nhiều người lầm tưởng là một chữ. Hôm nay ngồi nghĩ lại tôi nghiệm rằng nghề là công việc mưu sinh. Nghiệp có lẽ là cái duyên mang ta đến với công việc đó. Nghề nào cũng quý. Đó là tựa đề của bài luận văn tôi đã viết năm nào. Nghề bán lá phổi làm tôi thắc mắc. Nghe tôi hỏi mẹ tôi đưa tay doạ cốc lên đầu tôi rồi cười bảo - Vào lớp hỏi thầy Đức. Thầy Đức dạy thêm cho tôi ở trường tư thục Tích Đức gần mé sông Thị Nghè. Trường của thầy vỏn vẹn có hai lớp chia bởi tấm mành bánh ú ny-lông. Mấy cái bánh ú nho nhỏ đan từ ống hút sinh tố nối dài thành mành che đủ thưa để bọn học trò ném hột me qua lại. Thầy Đức giảng bài rất lớn át cả tiếng của cô Diễm lớp bên cạnh. Tướng thầy to. Mặt thầy đỏ gắt như ông thánh Quan Công trên bàn thờ ở mấy nhà hàng xóm tôi. Sau lưng bàn của thầy tòn teng cây củi to hơn bắp chân loang lổ vài vết đỏ. Mấy đứa trong lớp kháo với nhau rằng đó là máu của mấy đứa bị thầy oánh tét đít. Ngỗ nghịch bên ngoài vào lớp thầy tôi mềm hơn sợi bún. Tôi ít dám nhìn thẳng mặt thầy. Tôi cũng chẳng dám nhìn lâu xuống chân của thầy có ngón cái thập thò lòi khỏi giầy bên phải. Khi giảng trên bảng thầy Đức có thói quen đóng khung công .