Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Báo cáo khoa học: Nghiên cứu xây dựng công nghệ khử Nito liên kết trong nước bị ô nhiễm, với mục tiêu thu thập, phân lập tuyển chọn một tập đoàn vi sinh vật chuyển hóa nito thuộc 3 nhóm: Oxy hóa amon, oxy hóa nitrat, phản ứng nitrat hóa. Xây dựng được qui trình nhân nhanh giống các chủng lựa chọn của các nhóm vi khuẩn này. Nghiên cứu, xây dựng qui trình khử nito liên kết bằng kỹ thuật bùn hoạt tính. Nghiên cứu, hoàn thiện kỹ thuật lọc sinh học và xây dựng pilot khử nito liên kết trong nước thải và nước ngầm bằng kỹ thuật này. | VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM VIỆN CÔNG NGHỆ SINH HỌC RÁO CÁO TỔNG K T DÍ TÒI NHÁNH TÊN ĐỂ TÃĨ ĩ NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CÔNG NGHỆ KHỬ NITƠ LIÊN KÊT TRONG NƯỚC BỊ Ô NHIEM Thuộc đề tài KHCN -04 - 02 Đơn vị chả trì đề tài nhánh VIỆN CÔNG NGHỆ SINH HỌC Chủ trì đề tài nhánh PGS. TSKH TRẦN VĂN NHI Hà Nội nãm 2004 3 3 06 BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỂ TÀI NHÁNH Nghiên cứu xây dựng công nghệ khử nitơ liên kết trong nước bị ô nhiễm Thuộc đề tài KHCN-04-02. Nghiên cứu phát triển công nghệ mới để xử ỉỷ các nguồn nước ô nhiễm Thuộc chương trình Công nghệ Sinh học cấp nhà nước. 1. Đơn vị chủ trì thức hiện đề tài nhánh Viện Công nghệ Sinh học Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Địa chỉ 18 Hoàng Quốc Việt Hà Nội Điện thoại 04.7564295 0912161859 2. Đơn vị phối hợp chính Hợp tác xã Phú Đô Từ Liêm Hà Nội. 3. Thời gian thực hiện 2001 - 2004 4. Các cán bộ tham gia thực hiện ThS Hoàng Thị Yến NCS Đỗ Thi To Uyên ThS Hoàng Phương Hà CNSH ĐỖ Thị Liên CNSH Văn Thị Như Ngọc CNSH Ninh Hoàng Oanh Họ và tên Trần Thị Hường Bùi văn Quân Nguyễn Hữu Quân Chu Thanh Mai Phạm Minh Tâm Phạm Thanh Liêm I. ĐẶT VẤN ĐỂ Trên đà phát triển kinh tế và gia tăng nhanh dân số phế thải sinh hoạt và sản xuất đặc biệt là nước thải đã và đang trở thành một nguồn ồ nhiễm môi trường sống trầm trọng tác hại lớn và đe doạ đến cuộc sống của con người. Trong các thành phần ô nhiễm các hợp chất chứa nitơ với hàm lượng cao trong nước thải sinh hoạt nước thải chế biến nông sản thực phẩm và chăn nuôi khi bị xả vào các thuỷ vực nitơ liên kết hàm lượng cao có thể huỷ hoạt và triệt tiêu khả năng tự làm sạch của hệ sinh thái này. Còn khi xâm nhập vào các tầng nước ngầm các hợp chất nitơ tồn tại ở dạng amoni NH 4 và khi nước ngầm được khai thác để sinh hoạt trong đó có để ăn uống NH 4 nhanh chóng chuyển thành nitrit NO 2 - một độc chất với tác dụng tức thời hoặc kéo dài rất nguy hiểm đối với con người. Vì vậy cần giảm thiểu nitơ liên kết trong các nguồn nước thải và đặc biệt cần phải loại bỏ các dạng nitơ liên kết ra khỏi nước ăn uống.