Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Mục tiêu của Chuyên đề tốt nghiệp: Phát triển chăn nuôi trên địa bàn xã Krông Buk, huyện Krông Păk, tỉnh Đăk Lăk nhằm đánh giá thực trạng phát triển sản xuất chăn nuôi ở xã Krông Buk, huyện Krông Păk, tỉnh Đăk Lăk; phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển sản xuất chăn nuôi và đề ra những giải pháp phát triển sản xuất chăn nuôi ở xã Krông Buk, huyện Krông Păk, tỉnh Đăk Lăk. | Hiệu quả sản suất của nông hộ trên địa bàn xã hiện tại thực tế không cao ở ba nhóm thì có nhóm hộ khá đạt hiệu quả trên chi phí là 1,93 đồng và hiệu quả lao động đạt 480.000đ/ 1 công lao động đây là mức cao nhất cho các hộ khá có chăn nuôi và thu nhập của chăn nuôi chiếm 44,70% tổng thu nhập từ nông nghiệp. Nhóm hộ trung bình đạt hiệu quả chi phí là 1,79 đồng, còn hiệu quả trên công lao động là 400.000đ. Nhóm hộ cận nghèo là có hiệu quả kém nhất hiệu quả trên chi phí chỉ đạt 1,26 đồng, hiệu quả trên công lao động chỉ đạt 160.000 đồng thấp hơn rất nhiều so với các nhóm hộ khác. Nguyên nhân chủ yếu do còn thiếu vốn đầu tư, thiếu thông tin thị trường, thiếu kiến thức chăn nuôi chủ yếu dựa vào kinh nghiệm để chăn nuôi, quy mô nhỏ, chưa phát triển theo quy hoạch, chưa tận dụng được tiềm năng có sẵn vào sản xuất. Vì vậy để phát triển chăn nuôi ở địa phương cần áp dụng nhiều giải pháp từ chính bản thân nông hộ như thay đổi và đưa giống mới và trong chăn nuôi, đổi mới thức ăn, tăng cường năng lực cho người dân, tăng cường công tác thú y lấy phương châm ‘phòng bệnh còn hơn chữa bệnh”, chuồng trại vệ sinh sạch sẽ, ổn định thị trường và vốn. Kèm theo sự hỗ trợ của nhà nước để chăn nuôi đạt phát triển hơn nữa trong thời gian tới.