Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Một số nghiên cứu tại các huyện nông thôn Việt Nam cho thấy người nghèo có xu hướng phải bán đồ đạc và vay tiền để chi trả cho chi phí y tế, trong khi đó thì người giầu thường có sẵn tiền để chi trả, chính điều này đã đẩy họ đứng trước nguy cơ rơi vỡo vòng xoắn đói nghèo. Mục tiêu: Xác định chi phí y tế trung bình của các hộ gia đình trong 1 năm. | BỘ y TẾ vụ KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐE tài CẤP BỘ NGHIÊN cứu CHI PHÍ y TẾ CỦA HỘ GIA ĐÌNH Ở HUyỆN BA VÌ -TỈNH HÀ TÂy Chủ nhiệm đề tài ThS Nguyễn Thị Bích Thuận PGS TS Nguyễn Thị Kim Chúc 5483 30 9 2005 HÀ NỘI - 2005 1. ĐẶT VẤN ĐỂ Trong gần 2 thập kỷ vừa qua đổi mới ngành Y tế đã chiếm vị trí ưu tiên cao trong chương trình nghị sự mang tính chính trị ở các nước đang phát triển và các nước phát triển trên Thế giới. Tại nhiều nước đang phát triển chính phủ đang phải đối mặt với sức ép ngày càng tăng nhằm nâng cao hiệu quả và khả năng tài chính cho hệ thống cung cấp dịch vụ y tế đặc biệt là theo tinh thần cam kết đổi mới nhằm nâng cao điều kiện sống cho người nghèo World Bank 1993 . Tuy nhiên những thay đổi và xu hướng thực tiễn của ngành y tế trong vòng 2 thập kỷ qua thường mâu thuẫn với những mục tiêu đề ra. Nhìn chung tổng chi phí cho chăm sóc sức khoẻ đã tăng nhanh hơn so với tốc đô tăng trưởng kinh tế. Nhưng cũng có mặt trái của cơ chế thị trường là tình trạng thiếu công bằng trong cung cấp tài chính và trong khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khoẻ ngày càng trở nên nghiêm trọng và những thành quả về hiệu quả kinh tế so với các mục tiêu đã đề ra vẫn còn rất khiêm tốn Dahlgren G.2000 . Nước ta là môt nước nông nghiệp chưa phát triển năng xuất lao đông nông nghiệp cũng rất thấp so với các nước trong khu vực thực tế hơn 80 dân cư sống ở nông thôn nhưng cho đến những năm đầu của thế kỷ 21 vẫn chưa có các chính sách tài chính cho y tế nông thôn Việt Nam. Từ trước năm 1986 Nhà nước có chính sách bao cấp hoàn toàn về chi phí y tế cho mọi đối tượng có nhu cầu chăm sóc sức khoẻ về nguyên tắc mọi đối tượng trong xã hôi có nhu cầu chăm sóc sức khoẻ đều có quyền được sử dụng các dịch vụ y tế miễn phí. Thời gian này nguồn kinh phí cho ngành Y tế hoàn toàn dựa vào nhà nước và viện trợ nước ngoài. Vào những năm 80 nguồn viện trợ nước ngoài cho nước ta nói chung bị cắt giảm rất nhiều do sự tan vỡ của khối các nước xã hôi chủ nghĩa Liên Xô cũ và 1 Đông Âu trong khi