Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Hiện nay, cùng với sự đổi mới của nền kinh tế thị trường, sự cạnh tranh ngày càng quyết liệt giữa các thành phần kinh tế đã gây ra những khó khăn và thách thức cho các DN. Trong bối cảnh đó, để có thể khẳng định được mình, mỗi DN cần phải nắm vững tình hình cũng như kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Để đạt được điều đó, các DN phải luôn quan tâm tình hình tài chính vì nó có quan hệ trực tiếp tới hoạt động sản xuất kinh doanh của DN và ngược. | Sự tăng lên của tỷ lệ nợ phải trả đồng nghĩa với việc giảm vốn chủ sở hữu. Tỷ lệ vốn chủ sở hữu giảm 36,17% xuống 33,33% năm 2011. Như vậy hệ số vốn chủ sở hữu của công ty giảm xuống còn 0,333 tức là 1 tỷ đồng nguồn vốn chỉ có 333 triệu đồng vốn tự có. DN có khả năng sử dụng nguồn vốn lớn hơn nhiều so với vốn tự có của mình. Đồng thời công ty có thể sử dụng phần vốn đó vào việc tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên tỷ lệ nợ phải trả trên nguồn vốn chủ sở hữu thường được so sánh với con dao 2 lưỡi. Nó có nghĩa là việc sử dụng tỷ lệ nợ cao vừa mang lại lợi ích to lớn cho người sở hữu nợ đồng thời cũng chính là nguy cơ cho chính người đấy. Đối với trường hợp công ty cổ phần Tây An tỷ lệ nợ là 66,67%. Với lượng vốn vay lớn hơn rất nhiều so với vốn chủ sở hữu ta thấy công ty có thể mở rộng tốt hơn rất nhiều. Nhưng giả sử các chủ nợ đồng loạt thu hồi nợ do thay đổi thị trường tài chính hoặc có tin đồn không tốt về công ty thì ngay lập tức công ty mất một lượng tài chính lớn và tất yếu dẫn đến phá sản. Việc sử dụng nợ vay từ các đối tác uy tín, các đối tác cung cấp hàng và nhân viên trong công ty sẽ là một kênh tốt khẳng định phần nào tính ổn định của nguồn vốn này. Như vậy ta thấy công ty sủ dụng một lượng nguồn vốn rất lớn, nhưng công ty cũng nên có chiến lược tăng gía trị vốn chủ sở hữu của mình phát huy nội lực của DN để tăng tính tự chủ, chắc và uy tín.