Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Cũng tương tự như sự phát quang của vùng phản ứng, sự phát quang trong ngọn lửa được giải thích bởi quá trình phát quang hóa học do các tiểu phân bị kích thích, được hình thành bởi phản ứng hóa học, mất đi phần dư năng lượng. | 97 5.4.2 Ion hoá hóa học Cũng tương tự như sự phát quang của vùng phản ứng sự phát quang trong ngọn lửa được giải thích bởi quá trình phát quang hóa học do các tiểu phân bị kích thích được hình thành bởi phản ứng hóa học mất đi phần dư năng lượng. Còn độ dẫn điện của vùng này được giải thích bởi một quá trình ion hoá hóa học. Hiện tượng ion hoá hóa học làm xuất hiện trong vùng phản ứng của một số rất lớn các ngọn lửa và đặc biệt ngọn lửa của các hiđrocacbon nồng độ các loại mang điện cao hơn rất nhiều lần so với nồng độ tính toán dựa trên cơ sở cân bằng nhiệt động học ngay cả khi để ý đến sự có mặt cao bất thường của các gốc hay các nguyên tử mà chúng đóng vai trò truyền mạch phản ứng. Thật vậy nếu những ion có nguồn gốc nhiệt thì ta có thể khảo sát đối với loại X có mặt trong tuyến lửa cân bằng sau X X e e là electron Từ đây người ta có thể tính được hằng số cân bằng theo định luật Saha là hàm số đồng thời của nhiệt độ và thế năng ion hoá của X . Đối với một ngọn lửa đã cho phần mol của ion được tính toán là vào khoảng 10-12 nhưng thực nghiệm người ta đo được vào khoảng 10-7. Để xác định được các giá trị thực nghiệm này người ta dùng phương pháp đầu dò. Đó là phương pháp phổ biến nhất để đo mức độ ion hoá của ngọn lửa. Phương pháp bao gồm việc đưa một điện cực kim loại được làm cách điện và cách nhiệt có đường kính rất nhỏ cỡ vài phần mười milimet mà ta có thể làm thay đổi thế năng ES so với một điện cực chuẩn kích thước lớn được đặt vào ngọn lửa. Đường cong nối liền những biến đổi của cường độ dòng tuỳ thuộc vào thế áp vào ở đầu đầu dò được gọi là đường đặc trưng của đầu dò xem hình 23 . Hình 23. Đường cong đặc trưng của một đầu dò là sự biến đổi của cường độ dòng i tuỳ thuộc vào thế được áp vào đầu dò Es. Ep là thế năng của ngọn lửa giá trị i là cường độ của dòng ion dương ở thế năng Ep Thường người ta đo cường độ của dòng ion dương ở thế năng EP của ngọn lửa. Thế năng này là một giá trị thế năng đặc biệt mà đối với nó đầu dò thu được nhiều electron và ion trên