Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Tham khảo tài liệu 'giáo trình hình thành nguyên lý hệ ghi đo phóng xạ trong y học theo máy phóng xạ hình học thẳng p3', y tế - sức khoẻ, y học thường thức phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả | Y Học Hạt Nhân 200. ống đếm G.M là dụng cụ ghi đo phóng xạ được sử dụng rất rộng rãi. Có nhiều loại ống đếm G.M với công dụng và tính chất khác nhau nhưng nguyên tắc làm việc đều giống nhau. Có hai loại thông dụng là ống đếm khí hữu cơ và ống đếm khí Halogen. a ống đếm khí hữu cơ Vỏ ngoài ống đếm hữu cơ thường bằng thuỷ tinh hình chuông đường kính khoảng 20 mm. Chính giữa có một cực dương làm bằng sợi Vonfram rất mảnh với đường kính khoảng 0 1mm. Cực âm là một lá đổng cuộn ở trong lòng ống thủy tinh nối với một sợi Vonfram ra ngoài. Đáy ống làm bằng lá mica mỏng thường được gọi là cửa sổ để cho các bức xạ beta yếu có thể lọt qua. Sau khi hút hết không khí bên trong người ta nạp các khí hữu cơ hơi rượu Etylic Benzen Isopentan v.v. với áp suất khoảng 1 mmHg và khí trơ thường là Argon áp suất khoảng 9 mmHg. Các khí Halogen như Brom Clo v.v. được bơm vào trong ống thay cho khí hữu cơ ở loại trên. Loại ống đếm Halogen để đo tia beta và gamma. b ống đếm Halogen Cực dương của ống đếm G.M loại Halogen ở giữa cũng là sợi dây Vonfram. Cực âm là một ống thép không gỉ cuộn bên trong hoặc dùng kĩ thuật phun muối SnCl2 vào mặt trong ống. Các khí hữu cơ hoặc Halogen có tác dụng hấp thụ bớt năng lượng được sản sinh ra trong quá trình ion hoá để dập tắt nó tạo ra các xung điện ngắn. Một yếu tố quan trọng của ống đếm G.M là thời gian chết. Thời gian giữa 2 lẩn ống đếm có thể ghi nhận được gọi là thời gian chết của ống đếm. Nó có ý nghĩa là lúc này nếu có một tia khác lọt vào ống đếm thì sẽ không ghi nhận được. Độ dài của nó khoảng 100 300 p s đối với ống đếm G.M. Hình2.2 Ông đếm tỷ lệ Nạp Một đặc trưng nữa của ống đếm G.M là hiệu suất đếm. Đó là xác suất để một bức xạ lọt và ống có thể được ghi nhận. Hiệu suất đối với tia beta là 100 nhưng với tia gamma chỉ khoảng 1 . Sở dĩ thế vì sự ion hoá trực tiếp các phân tử khí của tia gamma rất nhỏ. 1.4. Ghi đo phóng xạ dựa vào đặc tính phát quang của tinh thể và dung dịch Khi hấp thụ năng lượng từ chùm tia phóng xạ một số tinh thể có khả .