Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Công nợ bao gồm các khoản phải thu và các khoản nợ phải trả là một vấn đề phức tạp nhưng rất quan trọng, vì nó tồn tại trong suôt quá trình hoạt dộng kinh doanh cua doanh nghiệp. Sự tăng hay giảm các khoản nợ phải thu cũng như các khoản nợ phải trả có tác động rất lớn đến việc bố trí cơ cấu nguồn vốn đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng như tác động rất lớn đến hiệu quả kinh doanh. Việc bố trí cơ cấu nguồn vốn cũng cho ta thấy. | Nhận xét:Qua kết quả bảng phân tích trên ta thấy, tỷ lệ tự tài trợ có xu hướng giảm dần, tỷ lệ nợ có xu hướng ngày càng tăng. Điều này cho chúng ta thấy công ty ngày càng phụ thuộc nhiều vào các chủ nợ ( chủ yếu là ngân hàng ) tỷ lệ tự tài trợ trên cho ta thấy: Năm 2001 một đồng vốn có hoạt động có 0,149 đồng vốn chủ sở hữu, thấp hơn 0,0002 đồng so với năm 2002 nghĩa là tỷ trọng nguồn vốn chủ sở hữu có tăng lên nhưng không đáng kể. Để lý giải trường hợp này, chúng ta xem số liệu trên Bảng cân đối kế toán cho thấy nguồn vốn năm 2002 tăng lên so với năm 2001 là: ( 262.630 – 230.019 ) = 32.611 triệu đồng, thể hiện quy mô hoạt động của công ty tăng lên, trong đó nợ phải trả năm 2002 tăng lên so với năm 2001 là: ( 223.448 – 195.746 ) = 27.720 triệu đồng với tốc độ tăng là 14,15% và vốn chủ sở hữu cũng tăng ( 39.182 – 34.273 ) = 4.909 triệu đồng với tốc độ tăng 14,32% ( 4.909/34.273 ). Do tốc độ tăng của nguồn vốn chủ sở hữu lớn hơn tốc độ tăng nợ phải trả, làm cho tỷ lệ tự tài trợ năm 2002 lớn hơn năm 2001. Tuy nhiên, với tỷ lệ trên thì phần lớn tài sản của công ty chủ yếu được tài trợ bằng nợ phải trả.