Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường diễn biến phức tạp và cạnh tranh ngay càng gay gắt, đặc biệt khi Việt Nam đã là thành viên của Tổ chức Thương Mại Thế giới (WTO). Các công ty đang bị cuốn hút vào vòng xoáy cạnh tranh khốc liệt trong tất cả các lĩnh vực để tồn tại và phát triển. Lạm phát là một trong những vấn đề của kinh tế học vĩ mô. Nó đã trở thành mối quan tâm lớn của các nhà chính trị và công lý. Lạm phát đã được đề cập rất nhiều. | Vì đồng tiền VNĐ mất giá cho nên dân chúng thu mua và tích trữ vàng và đồng USD. Các cơ sở kinh doanh không bị đòi hỏi phải bán giữ ngoại tệ cho ngân hàng trung ương. Do đó những cơ sở này cũng lưu trữ ngoại tệ. Trong khi đó mức tồn trữ ngoại tệ của ngân hàng nhà nước quá thấp . Kể cả vàng mức dự trữ ngoại tệ của ngân hàng nhà nước vào cuối năn 2010 là 15.5 tỉ USD, tương đương với 1.9 tháng trị giá nhập cảng theo báo cáo của Qũy Tiền Tệ Quốc Tế. Hiện nay có khoảng 400.000 công nhân Việt Nam làm việc ở ngoại quốc và khoảng ba triệu “Việt kiều” đang sống ở nước ngoài. Theo thống kê của Qũy Tiền Tệ Quốc Tế, số tiền của công nhân “xuất khẩu lao động” và “Việt kiều” chuyển về Việt Nam dưới dạng “gross remittance” hay “net private transfers” trong hai năm 2009 và 2010 là 6 tỉ USD (thực tế) và 6.1 tỉ USD (dự đoán ). Con số ngoại tệ cũng không đáng kể gì đối với nhu cầu ngoại tệ của Việt Nam hiện nay. Tình trạng cán cân thương mại thiếu hụt do nhập nhiều hơn xuất khẩu kéo dài quá lâu đã làm hao mòn dự trữ ngoại tệ. Trong thời gian từ năm 2005-2010, tổng số nhập siêu của Việt Nam là 47.3 tỉ USD hay trung bình mỗi năm là 7.9 tỉ USD. Thêm vào đó là nạn đầu tư vô tội vạ của các tập đoàn kinh tế quốc doanh. Thay vì chú trọng vào việc sản xuất, một số tập đoàn này lại đầu tư vào dịch vụ kinh doanh phi sản xuất như chứng khoán và nhà đất. Đó là những lí do làm cho Việt Nam đang trải qua tình trạng khan hiếm ngoại tệ khiến các nhà nhập khẩu gặp khó khăn khi thu mua ngoại tệ để mua hàng từ nước ngoài.