Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Trong những năm gần đây, khoa học nghiên cứu luật hiến pháp Việt Nam có những khởi sắc rõ nét. Không chỉ diễn giải chính văn, các học giả đã quan tâm nhiều hơn đến các vấn đề mang tính học thuyết. Một xu hướng dễ nhận thấy là luật hiến pháp Việt Nam đang được thảo luận với kho từ vựng của chủ nghĩa hợp hiến Tây phương. Các định chế của luật cơ bản nước nhà đang được mổ xẻ trong sự đối sánh với “tam quyền phân lập”, “kìm chế và đối trọng”, “pháp quyền”, “nhân. | Đặc điểm phát triển của hiến pháp ở Đông Á Thủ đô Tokyo Nhật Bản. Ảnh ST Trong những năm gần đây khoa học nghiên cứu luật hiến pháp Việt Nam có những khởi sắc rõ nét. Không chỉ diễn giải chính văn các học giả đã quan tâm nhiều hơn đến các vấn đề mang tính học thuyết. Một xu hướng dễ nhận thấy là luật hiến pháp Việt Nam đang được thảo luận với kho từ vựng của chủ nghĩa hợp hiến Tây phương. Các định chế của luật cơ bản nước nhà đang được mổ xẻ trong sự đối sánh với tam quyền phân lập kìm chế và đối trọng pháp quyền nhân quyền tài pháp hiến pháp tư pháp độc lập . Một thực tế không tránh khỏi và mang tính toàn cầu là các chuẩn mực của chủ nghĩa hợp hiến phương Tây đang chiếm ưu thế và được cấy vào những vùng khác nhau của thế giới. 2 3 dân số trên thế giới sống dưới các chính quyền hợp hiến không ít thì nhiều chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa hợp hiến phương Tây. Do vậy việc các nhà nghiên cứu hiến pháp Việt Nam thảo luận các chủ đề liên quan với những chuẩn mực của chủ nghĩa hợp hiến phương Tây là điều dễ hiểu và là hệ quả tất yếu của xu hướng toàn cầu hóa chủ nghĩa hợp hiến. Trong khuynh hướng phương Tây hóa khi thảo luận về hiến pháp sự phát triển của hiến pháp Đông Á ít được các học giả hiến pháp Việt Nam quan tâm. Hãy lấy ví dụ về vấn đề bảo hiến. Người ta có thể rất quen thuộc với những thông tin về Tòa án Hiến pháp ở châu Âu Tòa án tối cao của Mỹ nhưng hiếm ít thấy có những nghiên cứu về các nền tài phán hiến pháp ở Nhật Bản Hàn Quốc hay Đài Loan. Có lẽ điều này xuất phát một phần từ quan niệm khá phổ biến không chỉ trong nước mà cả trên phạm vi thế giới rằng chủ nghĩa hợp hiến Đông Á chỉ là sự mở rộng hay sự mô phỏng của chủ nghĩa hợp hiến phương Tây. Thực ra nhìn bề ngoài các định chế hiến pháp Đông Á khá giống với các định chế hiến pháp phương Tây nhưng đi vào chi tiết hơn và xét trên thực tế vận hành các định chế này thể hiện một xu hướng phát triển riêng về chủ nghĩa hợp hiến trên nền tảng các giá trị đặc hữu của Đông Á. Nếu Đông Á phát triển một mô hình riêng .