Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Phân biệt giữa vay mượn và tiếp nhận chọn lọc Chúng tôi muốn chứng minh rằng, một mặt các quy định về doanh nghiệp nhà nước (DNNN) là ví dụ khá điển hình về sự vay mượn máy móc pháp luật nước ngoài vào hệ thống pháp luật quốc gia. Mặt khác, Luật Công ty của Nhật và Luật Doanh nghiệp (1999, 2005) của Việt Nam là ví dụ về tiếp nhận có chọn lọc, thành công. 2.1. Vay mượn: DNNN của Việt Nam - mô hình Xô viết DNNN Việt Nam là mô hình gần như sao chép. | Tiếp nhận pháp luật nước ngoài nhìn từ ví dụ Luật Công ty của Nhật và Luật Doanh nghiệp của Việt Nam Phần II 2. Phân biệt giữa vay mượn và tiếp nhận chọn lọc Chúng tôi muốn chứng minh rằng một mặt các quy định về doanh nghiệp nhà nước DNNN là ví dụ khá điển hình về sự vay mượn máy móc pháp luật nước ngoài vào hệ thống pháp luật quốc gia. Mặt khác Luật Công ty của Nhật và Luật Doanh nghiệp 1999 2005 của Việt Nam là ví dụ về tiếp nhận có chọn lọc thành công. 2.1. Vay mượn DNNN của Việt Nam - mô hình Xô viết DNNN Việt Nam là mô hình gần như sao chép mô hình của Liên Xô cũ 1 . Mặc dù Luật DNNN 1995 sửa đổi năm 2003 đã có những nội dung được hoàn thiện hơn 2 nhưng trên thực tế tinh thần của quan niệm Xô viết về DNNN 3 vẫn là cơ sở tư tưởng của DNNN ở Việt Nam cấu trúc chức năng của các doanh nghiệp này. Về mặt tư tưởng DNNN là một hình thức của sở hữu nhà nước - hình thức sở hữu chính của chế độ XHCN. Về mặt chức năng DNNN đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân. Và một điều nghịch lý nhưng dễ hiểu là mặc dầu kế hoạch hóa đã được xóa bỏ nhưng ảnh hưởng của nó vẫn còn mạnh mẽ dưới hình thức DNNN hiện nay 4 . Về mặt cấu trúc DNNN vẫn chịu sự kiểm soát của các bộ ngành và chính quyền các tỉnh thành. Có lẽ mô hình này tiếp tục được vay mượn để thể hiện nội dung định hướng XHCN trong câu kinh tế thị trường định hướng XHCN . Như đã nói Việt Nam cố gắng kết hợp XHCN với thị trường nhưng về lý luận cũng như thực tiễn nhiều khía cạnh vẫn chưa sáng tỏ. Chính sự lúng túng này là một trong những nguyên nhân dẫn đến những vướng mắc trong hoạt động và quá trình cải cách của DNNN 5 . i. DNNN gánh nặng của Nhà nước và người dân Vấn đề đầu tiên liên quan đến các khoản nợ khó đòi của DNNN. Nhiều doanh nghiệp này tiếp tục hoạt động với những khoản nợ đối tác và ngân hàng ngày càng tăng. Trong nhiều trường hợp chúng lại được Nhà nước cho vay thêm tiền từ ngân hàng để trả nợ cũ bởi lẽ với tư cách là chủ sở hữu Nhà nước dĩ nhiên phải đứng ra chịu trách nhiệm về các khoản nợ đó 6 . .