Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
1867-1899 Nghiên cứu Lí thuyết Điện động lực học của James Clerk Maxwell trở thành động lực chính trong lĩnh vực vật lí thực nghiệm trong phần ba cuối của thế kỉ thứ 19. | Lịch sử Quang học - Phần 7 1867-1899 Nghiên cứu Lí thuyết Điện động lực học của James Clerk Maxwell trở thành động lực chính trong lĩnh vực vật lí thực nghiệm trong phần ba cuối của thế kỉ thứ 19. Năm 1884 nhà vật lí người Đức Heinrich Hertz làm sáng tỏ lí thuyết của Maxwell sử dụng một phương pháp khác suy luận ra một hệ phương trình mới. Vì các phương trình của Hertz khó hiểu nên nó ít được các nhà vật lí khác ủng hộ. Đèn điện Edison khoảng 1879 Cái quan trọng cần kiểm tra là xác định xem sóng điện từ có truyền đi ở tốc độ ánh sáng như Maxwell tiên đoán hay không. Từ năm 1885 đến 1889 Hertz đã tiến hành một loạt thí nghiệm chứng minh lí thuyết đó. Năm 1888 ông chứng minh rằng điện có thể truyền đi dưới dạng sóng điện từ chúng thật sự truyền đi ở tốc độ ánh sáng và giống như các sóng ngang đã biết như ánh sáng và nhiệt chúng có thể hội tụ phân cực phản xạ và khúc xạ. Trong các thí nghiệm của ông Hertz đã tình cờ quan sát thấy hiệu ứng quang điện một hiện tượng trong đó những kim loại nhất định trở nên bị nhiễm điện khi phơi ra trước ánh sáng. Mặc dù ông không tiếp tục nghiên cứu về nó nhưng các nhà khoa học khác đã làm và vào đầu thế kỉ mới nó đã khai sinh ra một cuộc cách mạng mới nữa về lí thuyết ánh sáng. Với sự chấp thuận lí thuyết sóng của ánh sáng các nhà khoa học giả định rằng ánh sáng truyền xuyên qua không gian cho nên phải có một môi trường nào đó để mang sóng. Môi trường này gọi là ê te được cho là thấm đẫm toàn bộ không gian và nhanh chóng trở thành đề tài nghiên cứu khi khoa học phát triển những công cụ phức tạp hơn. Để đo tốc độ của trái đất khi nó chuyển động trong ê te Albert Michelson một nhà vật lí người Mĩ gốc Đức đã phát minh ra một dụng cụ gọi là giao thoa kế. Dụng cụ được thiết kế để chia tách một chùm ánh sáng thành hai chùm gửi hai chùm đi theo những đường vuông góc nhau rồi sau đó cho chúng gặp nhau. Từ hình ảnh giao thoa của những chùm gặp nhau trở lại đó ông có thể thực hiện những phép đo chính xác so sánh được tốc độ của những tia sáng