Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Xây dựng một chương trình dạy và học ngoại ngữ xuyên suốt, thống nhất trong cả nước, đảm bảo tính liên tục và liên thông cho một số ngoại ngữ được chọn (Anh, Pháp, Nga, Trung) giữa các cấp học, bậc học phổ thông, giữa phổ thông và chuyên nghiệp. Luật Giáo dục năm 2005 cũng đã xác định: “Việc dạy ngoại ngữ trong nhà trường và cơ sở giáo dục khác cần bảo đảm để người học được học liên tục và có hiệu quả”. Tận dụng sự giúp đỡ của các tổ chức quốc tế để bồi dưỡng giáo. | NGÔN NGỮ SỐ 12 2005 DIỄN ĐÀN DẠY HỌC NGỮ VẲN VÀI NHẬN THỨC VÊ NGOẠI NGỮ VÀ VIỆC GIẢNG DẠY NGOẠI NGỮ CHUYÊN NGÀNH Ở BẬC HỌC ĐẠI HỌC Dạy ngoại ngữ là một nội dung rất quan trọng của việc dạy tiếng. Dạy tiếng là một trọng tâm của giáo dục ngôn ngữ language education . Giáo dục ngôn ngữ lại là một trong ba bộ phận hợp thành của Ngôn ngữ học ứng dụng applied linguistics . Bài này trình bày một vài nhận thức của chúng tôi về một nội dung thuộc cái thứ nhất nói trên Ngoại ngữ với việc dạy và học ngoại ngữ chuyên ngành ở trường đại học không chuyên ngữ. Từ dạy và học ngoại ngữ đến dạy và học ngoại ngữ chuyên ngành 1- Ngôn ngữ học ứng dụng ngày nay có vào khoảng ngoài nàm mươi địa hạt Đại hội ALLA lần thứ 13 Singapore 2002 . Với ba không gian lớn là Kí hiệu học ngôn ngữ Giáo dục ngôn ngữ và Các dịch vụ thông tin ngôn ngữ Ngôn ngữ học ứng dụng vẫn đặt giáo dục ngôn ngữ làm trung tâm. Giáo dục ngôn ngữ là một lĩnh vực mang lại rất nhiều lợi ích công cộng nhằm phát triển cộng đồng trong chiến lược phát triển bền vững. Dạy tiếng là một nội dung quan trọng bậc nhất của giáo dục ngôn ngữ. Mục tiêu của dạy tiếng là tác GS.TS ĐĨNH VĂN ĐỨC TS KIỂU CHÂU động can thiệp làm thay đổi hành vi giao tiếp ngôn ngữ theo hướng nâng cao chất lượng và hiệu quả việc sử dụng ngôn ngữ thông qua các kênh phổ biến quảng bá ngôn ngữ. Trong việc dạy tiếng theo bản chất của đốì tượng học tập người ta chia ra hai lĩnh vực khác nhau dạy bản ngữ native language và ngoại ngữ foreign language . Từ đó người ta cũng thực thi những chính sách và công nghệ khác nhau trong việc dạy tiếng ỏ hai lĩnh vực này. 2- Khái niệm ngoại ngữ không nên hiểu đơn thuần là tiếng nước ngoài mà cần hiểu lằ mọi thứ tiếng phi bản ngữ khác với tiếng mẹ đẻ . Khác với bản ngữ là cái thuộc vê ngữ năng tiềm tàng của người nói là cái dùng để suy nghĩ và giao tiếp một cách tự nhiên nhất với đầy đủ chất văn hoá trong mọi yếu tô ngoại ngữ là cái ngoai nhâp cái thiên di nhờ giáo due vạ rèn luyên mà có đươc. Vì vậy ngoại ngữ muốn phô biến .