Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Từ năm 1989, đề tài nghiên cứu “Bảo tồn nguồn gen cây rừng” do Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam làm chủ trì đã thực hiện công việc điều tra khảo sát, xây dựng phương án bảo tồn, thu thập hạt giống, cây con hoặc cành hom và xây dựng một số khu sưu tập, quần thụ bảo tồn cho hàng trăm loài cây rừng quý hiếm và/hoặc có giá trị kinh tế. Năm mươi ba loài cây lá kim, 42 loài thuộc 6 chi Dầu; 216 loài/phân loài của 25 chi tre, và 107 loài cây. | CÔNG TÁC BẢO TỒN NGUỒN GEN CÂY RỪNG GIAI ĐOẠN 1996-2010 Nguyễn Hoàng Nghĩa và Phí Hồng Hải Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam TÓM TẮT Từ năm 1989 đề tài nghiên cứu Bảo tồn nguồn gen cây rừng do Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam làm chủ trì đã thực hiện công việc điều tra khảo sát xây dựng phương án bảo tồn thu thập hạt giống cây con hoặc cành hom và xây dựng một số khu sưu tập quần thụ bảo tồn cho hàng trăm loài cây rừng quý hiếm và hoặc có giá trị kinh tế. Năm mươi ba loài cây lá kim 42 loài thuộc 6 chi Dầu 216 loài phân loài của 25 chi tre và 107 loài cây lá rộng khác đã được điều tra và lên danh sách từ đó làm cơ sở cho chọn lọc loài bảo tồn và đánh giá mức độ đe dọa theo tiêu chí của IUCN 2001 . Cho tới nay gần 80 ha quần thụ bảo tồn ex-situ và trên 60ha rừng trồng bảo tồn của 192 nguồn gen thuộc 84 loài trong đó có 100 nguồn gen của 38 loài quý hiếm đã được xây dựng tại Ba Vì - Hà Nội Cầu Hai - Phú Thọ Xuân Sơn - Phú Thọ Lương Thịnh -Yên Bái Bến En - Thanh Hóa Măng Linh - Lâm Đồng Đakplao - Đắk Nông Bình Thuận Bầu Bàng - Bình Dương Cát Tiên - Đồng Nai và Cà Mau. Bên cạnh đó công tác bảo tồn hạt giống cũng đã bước đầu được tiến hành cho 1000 lô hạt cá thể và xuất xứ của các loài như Keo tai tượng Keo lá tràm Keo lá liềm Bạch đàn uro Bạch đàn pellita Bạch đàn grandis và Bạch đàn camal. Sử dụng hai loại chỉ thị phân tử RAPD và DNA lục lạp cpADN đánh giá mối quan hệ di truyền giữa các loài cây cho 17 loài thuộc 6 chi họ Dầu và 12 loài cây họ Dầu và đánh giá đa dạng di truyền trong loài cho Linh xanh Gõ đỏ Giổi xương Giổi xanh Pơ mu Sao lá hình tim Bách xanh đã được chú trọng thực hiện. Nghiên cứu nhân giống sinh dưỡng đã thành công cho nhiều loài cây bản địa. Công tác tư liệu hóa trên máy vi tính danh sách giống xuất xứ và lô hạt của 16 loài Bạch đàn 31 loài Keo 6 loài Thông 10 loài Tràm và 2 loài Phi lao. Chương trình tra cứu cơ sở dữ liệu trên máy tính đã được thiết kế cho 150 loài cây bản địa và bước đầu thử nghiệm trên Website của Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt