Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Năm Kỷ Sửu đã qua, năm Canh Dần đã tới. Trâu đi Cọp lại. Quả thật “thời gian thấm thoắt thoi đưa, nó đi đi mất, có chờ chờ ai”. Mưa xuân đầy bụi. Hoa đào ngậm nụ. Con trâu Kỷ Sửu đang bàn giao thời gian cho con hổ Canh Dần. 12 năm, hổ thời gian lại về một lần. Nhưng hổ nghệ thuật đã sinh ra thì ở mãi với người. Có thể nói, từ thời Trần hổ đã chính thức đi vào nghệ thuật bằng những tượng tròn ở lăng Trần Thủ Độ (Thái Bình), lăng. | HỎ TRONG NGHỆ THUẬT TẠO HÌNH XƯA tướng cưỡi hổ ở đình Chu Quyến Năm Kỷ Sửu đã qua năm Canh Dần đã tới. Trâu đi Cọp lại. Quả thật thời gian thấm thoắt thoi đưa nó đi đi mất có chờ chờ ai . Mưa xuân đầy bụi. Hoa đào ngậm nụ. Con trâu Kỷ Sửu đang bàn giao thời gian cho con hổ Canh Dần. 12 năm hổ thời gian lại về một lần. Nhưng hổ nghệ thuật đã sinh ra thì ở mãi với người. Có thể nói từ thời Trần hổ đã chính thức đi vào nghệ thuật bằng những tượng tròn ở lăng Trần Thủ Độ Thái Bình lăng Trần Hiến Tông Quảng Ninh bằng hình khắc ở bệ đá chùa Quế Dương Hà Tây con nằm con ngồi con nào cũng sinh động lạ thường hiền lành mà trang nghiêm. Hổ ở lăng Trần Thủ Độ sau nhiều năm ở ngoài trời đã về ngự trong bảo tàng trở thành tài sản nghệ thuật vô giá của cả dân tộc. Nghệ sĩ xưa không lệ thuộc vào con vật mẫu mình thấy nắm chắc đặc tính của hổ tổng hợp cái đẹp của nhiều con thú khác nhau rồi cách điệu với thủ pháp vừa khỏe mạnh vừa phóng khoáng đầu nghểnh cao đung đưa bờm phủ gáy rất mượt trên toàn thân bắp thịt nổi lên mập mạp tưởng như đang rung lên phập phồng chân và nhất là đuôi nổi hẳn lên hình khối rắn chắc rất khỏe. Rồi những con hổ đá thời Lê ở Lam Sơn Thanh Hóa v.v. Hổ chạm thành khối tượng tròn trên đá rất nhiều nhưng nhiều hơn cả vẫn là hổ chạm nổi chạm lộng trên gỗ. Hàng loạt đình làng khắp mọi vùng quê thuộc các thế kỷ XVI XVII XVIII người nghệ sĩ dân gian đã để lại cho chúng ta rất nhiều hình hổ đá khác nhau thường ở thể tĩnh. Đồng loại của chúng trên gỗ bao giờ cũng động cũng ở giai điểm mạnh mẽ nhất và cùng với hoạt động của con người tạo thành những hoạt cảnh vui mắt nhộn nhịp khẩn trương hết sức. Tại đình Chu Quyến Hà Tây trong hoạt cảnh táng mả vào hàm rồng một con hổ thon lẳn chạy ngoi lên theo bước chân cậu bé Bộ Lĩnh đang hăm hở và láu lỉnh đưa gói xương cốt vào miệng con rồng vừa há miệng quẫy đuôi vui vẻ. Con hổ ở đây mắt ánh lên răng hơi nhe ra nhưng nghệ sĩ đã cho nó một dáng điệu rất dễ thương của con chó cún. Sang đình Đông Viên Hà Tây con hổ cũng như .