Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Về chữ "chết" trong truyện Kiều

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Năm 2000, kỷ niệm 180 năm ngày thi hào Nguyễn Du từ trần, chúng tôi đã thử tìm hiểu chữ “chết” trong Truyện Kiều. Chết là một từ trung hoà về sắc thái tu từ mà người nói không biểu lộ tình cảm của mình đau buồn thương xót hay một thái độ nào khác. Theo nghĩa tốt ta có thể dùng: hy sinh, qua đời, từ trần, khuất núi. theo nghĩa xấu thì có: đi đời, đi toi, bất đắc kỳ tử. Trong Truyện Kiều, tác giả đã 45 lần nói về cái chết mà chỉ dùng chữ “chết”. | Vê chữ chêt trong truyện Kiêu Năm 2000 kỷ niệm 180 năm ngày thi hào Nguyễn Du từ trần chúng tôi đã thử tìm hiểu chữ chết trong Truyện Kiều. Chết là một từ trung hoà về sắc thái tu từ mà người nói không biểu lộ tình cảm của mình đau buồn thương xót hay một thái độ nào khác. Theo nghĩa tốt ta có thể dùng hy sinh qua đời từ trần khuất núi. theo nghĩa xấu thì có đi đời đi toi bất đắc kỳ tử. Trong Truyện Kiều tác giả đã 45 lần nói về cái chết mà chỉ dùng chữ chết có một lần trong câu 2532 thật là đích đáng bởi lúc này Thúy Kiều quá đau khổ và hổ thẹn vì bị mắc lừa 2531. Mặt nào trông thấy nhau đây Thà liều sống chết một ngày với nhau. Tuy nhiên ngay ở Phần văn bản Trang 543 của Từ điển Truyện Kiều - bản in năm 1974 - không có chữ chết nào câu này in là Thà liều sống thác một ngày với nhau. Trong khi ở Phần từ vựng giải nghĩa câu này lại in là Thà liều sống chết một ngày với nhau. về cái chết của Đạm Tiên theo lời kể của Vương Quan thì 0065. Kiếp hồng nhan có mong manh Nửa chừng xuân thoắt gãy cành thiên hương. Với nhịp thơ 3-1-4 trong câu bát với cách ngắt câu đứt quãng thoắt gãy cành thiên hương một nhã ngữ mà tác giả cho ta cảm tưởng sinh động về cái chết đột ngột của Đạm Tiên khi đang còn xuân sắc để rồi khi người khách viễn phương đến thì 0069. Thuyền tình vừa ghé tới nơi Thì đà trâm gãy bình rơi bao giờ. Trâm gãy bình rơi lại là một nhã ngữ nói về cái chết của người kỹ nữ. Rồi khi báo mộng cho Kiều trong mơ lúc nàng tự tử thì Đạm Tiên lại nói 0995. Rỉ rằng Nhân quả dở dang Đã toan trốn nợ đoạn trường được sao Đạm Tiên là người cùng hội cùng thuyền Hội Đoạn trường khi nói về dự định tự tử của Thúy Kiều mà dùng chữ trốn nợ đoạn trường thì thật là tinh tế và đầy tình ý không một ai khác có thể dùng từ này cho hợp hơn. Đó là những nhã ngữ để phân biệt với những uyển ngữ khi nói về cái chết của người chú của Kim Trọng 531. Nghe tin thúc phụ từ đường Bơ vơ lữ thấn tha hương đề huề. Nay ta hay dùng chữ từ trần lìa xa nơi trần thế tức lìa đời để nói về cái chết Nguyễn Du .

TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.