Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Xác và Hồn trong âm nhạc truyền thống

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Trong ngôn ngữ của phương Tây, để chỉ âm thanh người ta chỉ có một danh từ, chẳng hạn như son (Pháp) hay sound (Anh). Trong khi đó ở châu Á, Việt Nam sử dụng hai chữ “thanh” và “âm”, Trung Quốc có hai chữ “sheng” và “yin”, còn Ấn Độ thì dùng hai chữ khác nhau “svara” và “shruti”. Thanh là một tiếng nhạc có độ cao, độ dài, độ mạnh, còn gọi là cao độ (hauteur), trường độ (durée), cường độ (intensité) và cả màu âm, tức âm sắc (timbre). Khi bàn tay mặt khảy trên cây đờn. | w r A I1À n. 1 À . . Ấ Xác và Hôn trong âm nhạc truyền thông Trong ngôn ngữ của phương Tây để chỉ âm thanh người ta chỉ có một danh từ chẳng hạn như son Pháp hay sound Anh . Trong khi đó ở châu Á Việt Nam sử dụng hai chữ thanh và âm Trung Quốc có hai chữ sheng và yin còn Ản Độ thì dùng hai chữ khác nhau svara và shruti . Thanh là một tiếng nhạc có độ cao độ dài độ mạnh còn gọi là cao độ hauteur trường độ durée cường độ intensité và cả màu âm tức âm sắc timbre . Khi bàn tay mặt khảy trên cây đờn kìm đờn tranh hay kéo đờn cò chúng ta chỉ mới tạo ra một thanh. Chỉ khi bàn tay trái nhấn lên sợi dây giữa hai phím đờn kìm hay rung ở khoảng giữa con nhạn và trục của đờn tranh chừng đó thanh mới sẽ trở thành âm. Vì thế theo truyền thống Việt Nam bàn tay mặt sanh ra âm thanh còn bàn tay trái nuôi dưỡng và tô điểm cho âm thanh đó. Bàn tay mặt đánh ra thanh có độ cao độ dài có tiếng to tiếng nhỏ có cả màu âm nhưng vẫn chưa có hồn vì còn thiếu tính nghệ thuật. Chỉ khi bàn tay trái nhấn vào biến thanh thành âm mới có chất nhạc bàn tay mặt sanh ra xác còn tay trái tạo ra hồn. Như vậy khi biểu diễn âm nhạc truyền thống không thể nào dùng đơn thuần một tay mặt mà cần có sự tham dự kỹ thuật của tay trái để hồn nhạc xuất hiện và tiếng đờn lúc đó mới mang tình chất đặc thù của bản sắc dân tộc. Cũng vậy trong âm nhạc Trung Quốc bàn tay mặt tạo ra sheng và bàn tay trái biến sheng thành yin . Còn trong nhạc Ản Độ khi tay mặt khảy đàn lên những độ cao khác nhau thì tiếng nhạc đó được gọi là svara nếu có bàn tay trái tham gia thì tiếng đàn đó mang tên là shruti ở đây chúng tôi chỉ dùng một nghĩa của chữ shruti có nghĩa là tiếng nhạc có hồn vì chữ này có rất nhiều nghĩa trong âm nhạc Ản Độ . Không chỉ Ản Độ và Trung Quốc quan điểm xác và hồn trong âm nhạc cũng bàng bạc trong nhận thức của những nhạc sĩ các nước phương Đông mà tôi có dịp tiếp xúc. Đàn Valiha ống tre với mười tám dây sắt được căng dài Chẳng hạn như tại Liên hoan âm nhạc Á Phi 1985 tổ chức ở thành phố Antatanarivo -thủ đô của

TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.