Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Âm nhạc trong Truyện Kiều

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Có lẽ ít tác phẩm nào trong kho tàng văn chương của đất nước mà âm nhạc được nhắc đến nhiều như Truyện Kiều của Nguyễn Du. Nhân những ngày nhàn nhã đầu Xuân, chúng ta thử mạn đàm đôi điều về âm nhạc trong tác phẩm bất hủ này, tìm hiểu xem Thúy Kiều sử dụng loại đàn gì; đã đàn bao nhiêu lần, cho ai nghe, trong các dịp nào; và đã đàn những bản gì? | Âm nhạc trong Truyện Kiều Có lẽ ít tác phẩm nào trong kho tàng văn chương của đất nước mà âm nhạc được nhắc đến nhiều như Truyện Kiều của Nguyễn Du. Nhân những ngày nhàn nhã đầu Xuân chúng ta thử mạn đàm đôi điều về âm nhạc trong tác phẩm bất hủ này tìm hiểu xem Thúy Kiều sử dụng loại đàn gì đã đàn bao nhiêu lần cho ai nghe trong các dịp nào và đã đàn những bản gì Độc thiện Nguyễn cầm Có thể nói hầu hết các ấn bản Truyện Kiều của chúng ta đều vẽ hình Thúy Kiều ngồi ôm cây tỳ bà có thân đàn hình bầu dục. Theo tôi thì điều này không chính xác bởi lời thơ đã ghi rõ Trên hiên treo sẵn cầm trăng mà cầm trăng là nguyệt cầm loại đàn có thùng hình tròn như mặt trăng. Có người lại cho rằng Kiều sử dụng đàn nguyệt nhưng đàn nguyệt chỉ có hai dây trong khi đàn của Kiều có bốn dây to nhỏ nên vần cung thương. Một điều khẳng định là Thúy Kiều đã sử dụng một loại hồ cầm Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương. Thông thường chữ hồ cầm - nghĩa là đàn của rợ Hồ - dùng để chỉ cây đàn nhị. Nhưng xem trong sách Thích Danh và tự điển Từ Nguyên - Từ Hải của Trung Hoa thì hồ cầm không chỉ là tên gọi đàn nhị mà cả đàn tỳ bà nữa. Truy tìm tỳ bà loại trong các sách cổ Trung Hoa mới biết nước này có đến ba loại là Tứ huyền tỳ bà Việt Nam sử dụng loại này có bốn dây và thân đàn hình bầu dục Ngũ huyền tỳ bà tỳ bà có năm dây và Nguyễn tỳ bà hay còn gọi là Nguyễn cầm lấy theo họ của người sáng chế ra nó là Nguyễn Hàm sống vào đời Tấn . Đàn Nguyễn cầm có thùng tròn với bốn dây hiện nay gần như đã thất truyền bên Trung Quốc bản thân tôi may mắn được tận mắt chiêm ngưỡng một cây Nguyễn cầm đang được tàng trữ tại Bảo tàng viện Shosoin ở Nara của Nhật Bản . Ngoài ra khi đọc kỹ những áng văn của cụ Nguyễn Du tôi lại tìm thấy một bài viết bằng chữ Hán kể chuyện về một danh cầm ở làng Long Thành trong đó có câu Long Thành cầm giã ca Độc thiện Nguyễn cầm Nghĩa là Người ca nhi chuyên nghề đàn hát ở làng Long Thành Sử dụng tài tình cây đàn Nguyễn cầm Từ đó có thể suy ra Nguyễn Du rất tâm đắc với cây đàn Nguyễn

TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.