Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Từ năm 1921 đến 1923 giá cả hàng hoá ở Đức tăng 1500 tỷ lần so với năm 1914. Con số này liệu có gợi cho bạn một sự liên hệ nào đó không. Điều đó có nghĩa là vào năm 1914 người ta cầm tiền đi mua bánh mì và dùng giỏ để xách bánh mì về. Nhưng đến năm 1923 người ta phải mang hàng giỏ tiền đi để mua chỉ một cái bánh mì. Giá cả đã tăng lên đến mức chóng mặt. Hơn nửa thế kỷ sau, vào những năm 80 của thế kỷ này. | LUẬN VĂN Lạm phát qua tín dụng ở Việt Nam Lời mở đầu Từ năm 1921 đến 1923 giá cả hàng hoá ở Đức tăng 1500 tỷ lần so với năm 1914. Con số này liệu có gợi cho bạn một sự liên hệ nào đó không. Điều đó có nghĩa là vào năm 1914 người ta cầm tiền đi mua bánh mì và dùng giỏ để xách bánh mì về. Nhưng đến năm 1923 người ta phải mang hàng giỏ tiền đi để mua chỉ một cái bánh mì. Giá cả đã tăng lên đến mức chóng mặt. Hơn nửa thế kỷ sau vào những năm 80 của thế kỷ này chúng ta lại chứng kiến những hậu quả hết sức nặng nề do lạm phát gây ra trên đất nước Việt Nam. Có năm lạm phát đã lên tới 800 . Người ta tháo chạy khỏi đồng tiền như là tránh né một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm người bán hàng đối xử với khách hàng như kẻ thù hàng hoá khan hiếm nạn đầu cơ tích trữ hoành hành phá hoại nền kinh tế. Mọi vấn đề liên quan đến tiền đều thu hút được sự quan tâm của nhiều người không chỉ của các nhà quản lý mà còn cả những người dân lao động bình thường. Bởi vì bất cứ sự bất ổn về tiền nào đều có thể là nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng dẫn đến tiêu cực. Lạm phát có nhiều biểu hiện khác nhau có nhiều nguyên nhân khác nhau trong nhiều trường hợp khác nhau. Chính vì vậy có rất nhiều bài viết bài nghiên cứu về lạm phát từ giai đoạn này đến giai đoạn khác dường như không bao giờ chấm dứt. Trong khuôn khổ bài viết em không có tham vọng đi sâu phân tích toàn bộ tất cả các vấn đề về lạm phát mà chỉ có ý định phân tích một khía cạnh nhỏ của lạm phát đó là Lạm phát qua tín dụng ở Việt Nam. Vấn đề tuy không còn mới mẻ nhưng để lại cho chúng ta những bài học quý báu do đó có thể có tác dụng nào đó đối với việc phòng và chống lạm phát trong tương lai. Bài viết được chia làm ba phần Phần một Tổng quan về lạm phát và tín dụng. Phần này sẽ trình bày tóm tắt những vấn đề chung nhất của lạm phát và tín dụng từ đó cố gắng đưa ra mối quan hệ giữa lạm phát và tín dụng. Phần hai Trình bày thực trạng lạm phát ở Việt Nam thập kỷ 80 chính là lạm phát qua tín dụng. Chính phủ Việt Nam đã chống lạm phát thành .