Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Trong bài viết này, tác giả đã đưa ra quan điểm của mình về việc loại bỏ các bộ môn khoa học nhân văn (triết học, sử học, đạo đức học, thẩm mỹ học, ) khỏi chương trình giảng dạy ở các trường đại học nhằm trao đổi ý kiến với một số học giả có quan điểm tán đồng việc loại bỏ này. Với những luận cứ lý luận và thực tiễn xác đáng, tác giả đã khẳng định vai trò quan trọng không thể thiếu của các bộ môn khoa học nhân văn, nhất là triết học trong việc. | TRIẾT HỌC TRONG HỆ THỐNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC A.L.NIKIFOROV Trong bài viết này tác giả đã đưa ra quan điểm của mình về việc loại bỏ các bộ môn khoa học nhân văn triết học sử học đạo đức học thẩm mỹ học . khỏi chương trình giảng dạy ở các trường đại học nhằm trao đổi ý kiến với một số học giả có quan điểm tán đồng việc loại bỏ này. Với những luận cứ lý luận và thực tiễn xác đáng tác giả đã khẳng định vai trò quan trọng không thể thiếu của các bộ môn khoa học nhân văn nhất là triết học trong việc đào tạo các nhà khoa học chuyên ngành các chuyên gia không chỉ giỏi chuyên môn mà còn trở thành những công dân chân chính của đất nước - những công dân có nhân cách biết sáng tạo ra cuộc sống của chính mình một cách có suy nghĩ có trách nhiệm hiểu rõ những giá trị đích thực của cuộc sống biết hy sinh lợi ích cá nhân cho lợi ích dân tộc . Không chỉ thế triết học ngoài chức năng thế giới quan và phương pháp luận nó còn đem lại cho các nhà khoa học các chuyên gia sự hiểu biết đúng đắn về mục đích của hoạt động nhận thức hoạt động thực tiễn về giá trị xã hội của khoa học và gợi mở kích thích mạnh mẽ đối với sáng tạo khoa học của họ. Với quan điểm này tác giả đã khẳng định triết học không chỉ cần mà còn rất cần trong việc đào tạo các nhà khoa học chuyên ngành các chuyên gia và do vậy không thể loại bỏ hay cắt giảm. Trong những năm gần đây một lần nữa người ta lại bàn luận sôi nổi về vấn đề các bộ môn khoa học nhân văn cụ thể là triết học có cần cho những chuyên gia về các khoa học tự nhiên và các khoa học kỹ thuật hay không Nếu không cần thì liệu có nhất thiết phải loại bỏ triết học ra khỏi chương trình giảng dạy ở các trường đại học hay không Quan điểm này đã được thể hiện ở việc thay thế môn thi đầu vào nghiên cứu sinh là triết học bằng môn lịch sử khoa học và triết học về khoa học. Chủ trương này cũng đã được trình bày trong bài viết của I.Komarov đăng trên Báo Poisk số 1 và 2 năm 2006 và trong bài viết của V.Utraikin cũng đăng trên Báo Poisk số 47 năm 2006. Đương nhiên tâm trạng