Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Đề tài: " LUDWIG JOSEF JOHANN WITTGENSTEIN (1889 – 1951) “CHA TINH THẦN” CỦA TRIẾT HỌC PHÂN TÍCH "

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

L.Wittgenstein - nhà triết học người Áo, sau đổi sang quốc tịch Anh, là một trong những triết gia đã để lại dấu ấn riêng trong thế kỷ XX, người đặt nền móng cho “bước ngoặt ngôn ngữ” trong lịch sử triết học phương Tây hiện đại và giữ vai trò đặc biệt trong triết học phân tích và triết học ngôn ngữ. Mỗi chuyển biến trong tư tưởng của ông đều điển hình cho bước chuyển của chính các trào lưu triết học này | LUDWIG JOSEF JOHANN WITTGENSTEIN 1889 - 1951 CHA TINH THẦN CỦA TRIẾT HỌC PHÂN TÍCH LƯƠNG MỸ VÂN L.Wittgenstein - nhà triết học người Áo sau đổi sang quốc tịch Anh là một trong những triết gia đã để lại dấu ấn riêng trong thế kỷ XX người đặt nền móng cho bước ngoặt ngôn ngữ trong lịch sử triết học phương Tây hiện đại và giữ vai trò đặc biệt trong triết học phân tích và triết học ngôn ngữ. Mỗi chuyển biến trong tư tưởng của ông đều điển hình cho bước chuyển của chính các trào lưu triết học này. Điều đó làm cho Wittgenstein trở thành tấm gương độc nhất vô nhị trong việc tự vượt bỏ và phát triển tư tưởng của mình và cũng lý giải - một phần - cho sức thu hút của ông đối với các nhà triết học trong trào lưu phân tích nói riêng các nhà nghiên cứu hậu sinh nói chung. L.Wittgenstein sinh ngày 26 tháng 4 năm 1889 tại Vienna trong một gia đình thượng lưu người Áo - cha là người đứng đầu ngành công nghiệp luyện thép của đế quốc Áo - Hung mẹ là một nghệ sĩ dương cầm có tiếng. Năm 1906 Wittgenstein bắt đầu học ngành kỹ sư cơ khí ở Berlin năm 1908 đến Manchester tiếp tục theo học kỹ sư chuyên ngành hàng không. Tại đây ông bắt đầu chú ý đến những nguyên tắc triết học của toán học mà ngành học của ông phải dựa vào. Một người bạn cho ông mượn cuốn Những nguyên lý của toán học của B.Russell viết năm 1903 và tác phẩm này đã đưa ông vào sự nghiệp nghiên cứu triết học 1 . Từ những mô tả trong cuốn sách về những tư tưởng triết học và lôgíc học của Gottlob Frege Wittgenstein đã tìm đến Frege ở Jena Đức . Theo lời khuyên của Frege ông quay lại Anh đến Đại học Cambridge để theo học Russell. Rất nhanh chóng Russell - lúc đó đã là nhà triết học nổi tiếng - nhận ra và hết sức đề cao khả năng của Wittgenstein trong lĩnh vực triết học Tôi chắc chắn sẽ khuyến khích anh ta. Có lẽ anh ta sẽ làm nên những điều vĩ đại. Tôi rất mến anh ta và cảm thấy anh ta sẽ giải quyết được những vấn đề mà tôi đã quá già để giải quyết 2 . Trên thực tế Wittgenstein không theo học triết học một cách có hệ thống. Thậm

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.