Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Tham khảo bài viết 'báo cáo " thử nhìn lại một số vấn đề cốt yếu của ngôn ngữ học tri nhận "', luận văn - báo cáo phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả | Tạp chí Khoa học ĐHQGHN Khoa học Xã hội và Nhân văn 24 2008 178-185 Thử nhìn lại một số vấn đề cot yếu của Ngôn ngữ học tri nhận Lý Toàn Thắng Viện Từ điển học và Bách khoa thư Số 1 Liễu Giai Ba Đình Hà Nội Việt Nam Nhận ngày 23 tháng 9 năm 2008 Tóm tắt. Đặt trong bôi cảnh của ngành ngôn ngữ học ở Việt Nam hiện nay bài báo này có mục đích thảo luận về một sô điểm khác biệt trong cách hiểu về bản châ t của tri nhận và về ngôn ngữ học tri nhận nhằm xác định cho rõ một sô khái niệm then chô t để có thể đi tới một cách hiểu thông nhâ t về một số luận điểm cô t yếu của ngôn ngữ học tri nhận như đô i tượng và phạm vi nghiên cứu của ngôn ngữ học tri nhận về khái niệm ý niệm và ý niệm hoá về quan điểm tương đôi luận trong ngôn ngữ học tri nhận . Cách đây 14 năm lần đầu tiên chúng tôi có viết bài ở Việt Nam giới thiệu về môi liên quan giữa tri nhận cognition và ngôn ngữ. Từ đó tới nay đã có hai quyển sách chuyên luận một của chúng tôi một của tác giả Trần Văn Cơ 1 và nhiều bài báo đề cập đến những vân đề những khía cạnh khác nhau của ngôn ngữ học tri nhận trong đó nổi bật là chủ đề về ẩn dụ ý niệm - trong sô đó có hai bài bàn sâu về một sô khái niệm cơ bản của tác giả Nguyễn Hòa và Diệp Quang Ban 2 3 . Bên cạnh những điểm chung giông nhau trong những công trình này cũng còn những khác biệt trong cách hiểu về bản chât của tri nhận và về ngôn ngữ học tri nhận vì thế trong bài viết này chúng tôi muôn trở lại một sô quan niệm và khái niệm của ngôn ngữ học tri nhận mà theo chúng tôi cần được xác ĐT 84-4-38730046 E-mail lytoanthang@yahoo.com định cho rõ để hy vọng có thể đi tới được một cách hiểu thông nhất về một sô luận điểm then chôt của ngôn ngữ học tri nhận. 1. Về khái niệm tri nhận Một trong những đòn bẩy quan trọng nhất thúc đẩy sự ra đời của ngôn ngữ học tri nhận như ta đã biết là tâm lý học tri nhận. Môi quan hệ giữa ngôn ngữ học và tâm lý học thực ra đã có từ râ t lâu trong quá khứ và không ít lần ngôn ngữ học đã bị các nhà tâm lý học thôn tính coi nó chỉ như một phân .