Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Xã hội loài người đã trải qua năm hình thái kinh tế - xã hội, từ thấp đến cao. Cùng với sự phát triển của hình thái đó, là sự phát triển của những kiểu tổ chức kinh tế - xã hội, từ nền kinh tế tự cấp, tự túc đến nền kinh tế hàng hoá, để nâng cao hiệu quả của sản xuất vật chất - yếu tố đảm bảo cho con người tồn tại, phát triển. Ngày nay, tất cả các nước đều phải xây dựng và phát triển kinh tế thị trường. Tuy nhiên, trong chế. | TIỂU LUẬN Xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Lời mở đầu Xã hội loài người đã trải qua năm hình thái kinh tế - xã hội từ thấp đến cao. Cùng với sự phát triển của hình thái đó là sự phát triển của những kiểu tổ chức kinh tế - xã hội từ nền kinh tế tự cấp tự túc đến nền kinh tế hàng hoá để nâng cao hiệu quả của sản xuất vật chất - yếu tố đảm bảo cho con người tồn tại phát triển. Ngày nay tất cả các nước đều phải xây dựng và phát triển kinh tế thị trường. Tuy nhiên trong chế độ xã hội khác nhau kinh tế thị trường được sử dụng với mục đích khác nhau. Trong các nước tư bản đó là kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa. Còn ở nước ta đó là kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Kinh tế thị trường là thành tựu chung của văn minh nhân loại. Nó là kết quả của sự phát triển lực lượng sản xuất đến một trình độ nhất định kết quả của quá trình phân công lao động xã hội đa dạng hoá các hình thức sở hữu đồng thời là động lực mạnh mẽ thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển. Xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa vừa phù hợp với xu hướng phát triển chung của nhân loại vừa phù hợp với yêu cầu xây dựng kinh tế của nước ta. Nội dung I- Cơ sở lí luận về sự tồn tại và phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. 1. Quan niệm về kinh tế thị trường. Trong quá trình tồn tại và phát triển lịch sử loài người chứng kiến đã từng có những kiểu tổ chức kinh tế - xã hội. Đầu tiên là nền kinh tế tự cấp tự túc tồn tại khi mà nhận thức của con người còn thấp mới đang dần phát triển. Sản phẩm do lao động tạo ra nhằm để thoả mãn trực tiếp nhu cầu của người sản xuất. Càng về sau nhờ những thành tựu quan trọng đặc biệt là sự ra đời của nhiều công cụ sản xuất mới làm tăng năng suất lao động cùng với nhận thức cao của con người mà năng suất lao động ngày càng tăng phân công lao động xã hội ngày càng cao và sự tách biệt nhất định về kinh tế của những ngưòi sản xuất ngày càng rõ rệt. Đó là điều kiện để sản .