Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Tham khảo bài viết 'tiềm năng phát triển nông nghiệp ở việt nam', tài liệu phổ thông, ôn thi đh-cđ phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả | Tiềm năng Phát triển nông nghiệp ở Việt Nam Lịch sử phát triển nông nghiệp Việt Nam đã để lại cho hiện tại và tương lai những bài học giá trị. Thời Pháp thuộc hàng triệu người đã chết đói nhiều triệu người khác thiếu ăn. Nhưng giờ đây Việt Nam đã vươn lên đứng thứ hai thế giới về xuất khẩu gạo nhờ có những chủ trương cơ chế đúng đắn. Trong thế kỷ 20 Việt Nam đã trải qua ba cuộc chiến tranh và hai cuộc khủng hoảng kinh tế lớn 1930 và 1985 . Thế mà dân số nước ta trong thời gian này vẫn tăng hơn sáu lần với suất tăng trưởng hơn 2 năm trong cả suốt thế kỷ 19 dân số chỉ tăng chưa đến ba lần với suất tăng trưởng dưới 1 . Đến 1990 tốc độ tăng dân số vẫn còn cao hơn tăng lương thực nhưng chỉ trong thập kỷ cuối cùng của thế kỷ 20 sản lượng lương thực và thóc gạo đã vượt lên và trong cả thế kỷ đã tăng gần tám lần. Nếu sản lượng thóc trên đầu người đầu thế kỷ là hơn 300 kg thì cuối thế kỷ đã tăng lên hơn 400 kg. Nông nghiệp vào đầu thế kỷ chủ yếu là nền nông nghiệp cổ truyền dựa trên nền kinh tế gia đình nông dân và cộng đồng làng xã. Nghề trồng lúa chủ yếu dựa vào nước trời và đầu tư lao động chưa có cải tiến kỹ thuật đáng kể. Năng suất lúa khoảng 12 tạ ha sản lượng vừa đủ ăn một cách khó khăn. Sản lượng tăng chủ yếu do khai phá thêm đất đai. Ở Bắc kỳ từ 1925 đến 1926 đã có 35 lần vỡ đê. Chính quyền Pháp đã bắt đầu xây dựng một số công trình tưới tự chảy. Ở đồng bằng sông Cửu Long đất nhiều và ít dân diện tích trồng lúa tăng nhanh nhờ việc đào kênh khiến dư thừa thóc gạo để xuất khẩu. Sở hữu ruộng đất không đồng đều ở miền bắc không có nhiều địa chủ lớn nhưng 50 nông dân không có ruộng đất. Ở miền nam ruộng đất tập trung vào tay các điền chủ lớn và nông dân không có ruộng chiếm đến 2 3 nông dân. Trong những năm 30 nhà địa lý Pháp Pierre Gourou 1936 viết cuốn sách Những người nông dân đồng bằng Bắc Bộ đã mô tả hệ thống nông nghiệp của một vùng có mật độ dân số cao nhất thế giới. Thời bấy giờ dân số nông thôn vùng đồng bằng này là 6 5 triệu người với mật độ là 430 người km2 .