Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Cách đây hàng thế kỷ con người chưa từng nghĩ rằng sẽ có việc khám bệnh từ xa qua hệ thống thông tin internet. Một người Mỹ không nghĩ mình sẽ được cắt tóc bởi người thợ Brazil. Và tất cả chúng ta không nghĩ sẽ rút được tiền ở cùng một ngân hàng khắp nơi trên thế giới chỉ qua một tấm card. GATS cho chúng ta làm được điều đó. | Mô hình của GATS là phương pháp tiếp cận tự do hoá đầu tiên mà tất cả các nước trên thế giới ủng hộ và đưa ra cam kết từ năm 1995. Từ đó đến nay, mô hình đã được áp dụng và kiểm chứng qua một số vòng đàm phán của WTO như Hiêp định về thông tin liên lạc, tài chính, vận tải biển và gần đây là Vòng Đàm phán Phát triển Đôha. Mô hình đàm phán của GATS cho phép một nước đươc lựa chọn lĩnh vực mà mình có quan tâm hoặc sẵn sàng cam kết mở cửa thị trường. Các lĩnh vực chưa có cam kết thì được xem như chưa ràng buộc về nghĩa vụ mở cửa thị trường trừ những quy định khác như minh bạch hoá, thủ tục cấp phép, nghĩa vụ MFN hoặc các quy tắc chung trong khuôn khổ GATS/WTO. Các nước có quyền thay đổi điều kiện tiếp cận thị trường mà không cần xem xét đến nghĩa vụ tham vấn hay bồi hoàn các bên khác trong trường hợp việc thay đổi điều kiện tiếp cận thị trường có thể làm gia tăng rào cản thương mại. Việc một nước lựa chọn đưa ra cam kết cũng hết sức linh hoạt vì GATS không qui định rõ về phạm vi ngành hay phân ngành dịch vụ, về phương thức dịch vụ nào cần đưa vào cam kết. Vì vậy, khi đàm phán theo mô hình của GATS, các nước có xu hướng thảo luận theo từng lĩnh vực, còn được gọi là “có đi có lại theo lĩnh vực”. Bên cạnh đó, các nghĩa vụ về đối xử quốc gia cũng được áp dụng có điều kiện nên khả năng mà một nước đưa thêm các hạn chế phân biệt đối xử vẫn tồn tại trong một số lĩnh vực không cam kết đầy đủ nghĩa vụ này. Vì vậy cũng có thể nói, GATS là một mô hình đàm phán phức tạp, thể hiện tâm lý ngần ngại của một bộ phận lớn các thành viên của WTO về một vấn đề mới liên quan đến tự do hoá thương mại dịch vụ.