Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
(Tiếp theo kỳ trước) A.A.Guxâynốp: Mạn đàm về cuốn sách của Giáo sư V.V.Xôcôlốp - “Nhập môn Lịch sử triết học” đối với tôi là sự suy tư về triết học và nói một cách chung hơn, về vị thế của triết học trong đời sống tinh thần của con người, về đặc trưng của các mối quan hệ giữa lịch sử và lý luận trong triết học. Vào năm 1956, khi đó tôi mới chỉ là một chàng trai 17 tuổi, thi vào Khoa Triết học của Đại học Tổng hợp Quốc gia Mátxcơva mang tên M.V.Lômônôxốp. Bài giảng. | TRIẾT HỌC VỚI TƯ CÁCH LỊCH SỬ TRIẾT HỌC HỘI NGHỊ BÀN TRÒN VỀ CUỐN SÁCH CỦA V.V.XÔCÔLỐP NHẬP MÔN LỊCH SỬ TRIẾT HỌC Tiếp theo kỳ trước A.A.Guxâynốp Mạn đàm về cuốn sách của Giáo sư V.V.Xôcôlốp - Nhập môn Lịch sử triết học đối với tôi là sự suy tư về triết học và nói một cách chung hơn về vị thế của triết học trong đời sống tinh thần của con người về đặc trưng của các mối quan hệ giữa lịch sử và lý luận trong triết học. Vào năm 1956 khi đó tôi mới chỉ là một chàng trai 17 tuổi thi vào Khoa Triết học của Đại học Tổng hợp Quốc gia Mátxcơva mang tên M.V.Lômônôxốp. Bài giảng đầu tiên mà tôi được nghe với tư cách sinh viên chính là bài giảng của V.V.Xôcôlốp lúc đó ông là Phó giáo sư và mới chỉ 37 tuổi. Sự kiện đó đã dẫn đến mối quan hệ của tôi đối với V.V.Xôcôlốp. Mối quan hệ này đã và mãi mãi còn trong tôi như là mối quan hệ của một sinh viên đối với giảng viên của người học trò đối với thầy. Khoảng cách giữa thầy và trò là tuyệt đối là sự thể hiện một cách thuần tuý luận cứ nổi tiếng của Dênôn. Khoảng cách đó là không thể khắc phục được ngay cả trong trường hợp học trò vận động về phía trước với những bước tiến dài nhất còn thầy vẫn phải bò một cách chậm chạp thậm chí đứng im một chỗ. Hơn nữa điều đó càng không thể diễn ra đối với trường hợp của tôi bởi cậu học trò ở đây hoàn toàn không phải là Asin còn thầy V.V.Xôcôlốp thì còn lâu mới là rùa. Giờ đây sau năm mươi năm khi cầm trong tay cuốn sách mà tác giả chính là người thầy đầu tiên đã giảng cho tôi về triết học tôi không cho phép mình suy nghĩ một cách tuỳ tiện về sự nghiệp của bản thân về những cái mà mình đã đạt được trong sự nghiệp đó. Trong bài giảng đầu tiên V.V.Xôcôlốp đã nói về trường phái Milê mà trong đó có đề cập đến apêirôn không hiểu tại sao khi đó trọng âm của từ này lại rơi vào cuối đã làm cho tôi và nhiều người khác cảm thấy buồn cười. Chúng tôi cười bởi cảm thấy thích thú. Chúng tôi cảm thấy phấn khích bởi bài giảng đã đề cập đến một điều khó hiểu đến một cái gì đó sâu thẳm. Tôi cứ nghĩ mãi về một điều